Văn hóa đâu chỉ là showbiz!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có nhiều người chưa lý giải được chuyện mỗi lần đọc báo, nhất là các báo mạng, nhấp con chuột vào hai chữ “Văn hóa” là y như rằng ngay đầu trang đã xuất hiện các “sao”. Đầu tiên là các “sao” nữ đẹp long lanh hay l‌ּộ hàn‌ּg, khoe các vòng khủng, cũng có các “sao” nam nhưng thường là nêu chuyện dở hơi.
Văn hóa đâu chỉ là showbiz!
Người mẫu Ngọc Trinh.

Thỉnh thoảng có “sao” lão bà vẫn ngon, “sao” nhí bắt mắt. Cả một trời “sao” ta, “sao” Tây… Lắm lúc tự hỏi: Chả nhẽ văn hóa trên báo chí vào những năm “kinh tế buồn” như hiện nay chỉ còn là chuyện showbiz mà thôi hay sao?


Của đáng tội, thỉnh thoảng có cái chùa nào Phật phải đội nón vì dột nát thì hôm ấy văn hóa chùa lên ngôi, chẳng kém cạnh gì các chương trình truyền hình trực tiếp. Ấy là chưa nói các báo lười khai thác, cứ dựa vào nhau mà chiêu đãi công chúng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp cùng một món như nhau, người cao tuổi cũng phải nhai xương gà rau ráu như lớp trẻ ăn thùng uống chĩnh. Xét cho cùng báo chí - truyền thông hiện nay đều hướng về lớp công chúng tuổi trẻ, trẻ đến mức khó tin là các cháu, các em đã nhận thức được đầy đủ mọi khía cạnh của các giá trị văn hóa đích thực, chưa dám mong các em hiểu được những giá trị văn hóa truyền thống của ông bà ta ngày xưa.

Trong các trường dạy nghề làm báo, chắc chắn chẳng có dạy làm báo kinh tế thị trường. Vì thế các nhà báo văn hóa đành phải “học mót” báo chí phương Tây, chơi toàn sờ nặng xờ nhẹ như sang, xếch, sến, xìcăngđan… Không giật gân câu khách không phải là… văn hóa (!). Tuy nhiên, nhiều khi các trang văn hóa còn đỡ sợ hơn các trang xã hội, Hình Sự với cướp, giết, hiế‌p và giả vờ lên án các thói đồ‌ּi trụ‌ּy để miêu tả kỹ càng những chuyện con lợn ăn ngô, con heo ăn bắp chi tiết như thế nào. Đọc báo mà như đang dự lớp huấn luyện…

Báo chí cách mạng xét cho cùng là người tuyên truyền, cổ vũ, người hướng dẫn công chúng về văn hóa, trong điều kiện hiện nay còn có trọng trách chống tham nhũng, chống mọi tiêu cực xã hội và động viên mọi tầng lớp, kể cả tầng lớp “mới giàu” hăng hái làm ra nhiều của cải cho xã hội một cách chân chính, trong khuôn khổ luật pháp. Tạo dựng một lối sống văn hóa lành mạnh, thông minh trong chọn lọc kiểu chơi, sở thích, sang trọng trong thưởng thức các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đích thực là sứ mạng của các nhà báo làm văn hóa.

Cũng cần nói thêm, phải có tiền mới làm được văn hóa, dĩ nhiên, nhưng văn hóa không bao giờ được vị tiền!

Hiện ở VN có 812 tờ báo, trên 1.000 ấn phấm. Trong đó có 197 cơ quan báo  in và 115 tạp chí. Ngoài ra nước ta có khoảng gần 70 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương.

Trong lĩnh vực thông tin điện tử cả nước có khoảng 74-78 tạp chí điện tử... Đây có thể coi là số lượng thuộc hệ thống báo chí chính thống bởi tất cả các hình thức thông tin này đều được nhà nước cấp phép, có cơ quan chủ quản, có đội ngũ phóng viên và địa chỉ hoạt động rõ ràng. Quan trọng hơn, được điều chỉnh bằng luật báo chí.

Ngoài ra, có khoảng 15-20 triệu người giao lưu, hoạt động trên mạng xã hội. Mạng xã hội tuy không phải là cơ quan báo chí, nhưng hoạt động thực ra là hoạt động báo chí bởi trên mạng này mở ra vô cùng nhiều các diễn đàn mà chúng ta không quản lý được.

Theo tài liệu điều tra xã hội học của một cơ quan nghiên cứu và phát triển thông tin truyền thông thì tỉ lệ người dân tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông như sau: 65% từ truyền hình, 24% từ internet, 6% từ báo in và 5% từ đài phát thanh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật