Rất gay go vì lao động ‘ăn bữa sáng, lo bữa trưa’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sẽ rất gay go bởi hiện nay nhiều lao động “ăn bữa sáng, lo bữa trưa“. Hôm nay có thể đi bắt cua, đi bán nước chẳng hạn, ngày kia tôi lại đi buôn dưa hấu, dưa hấu lại không bán được….
Rất gay go vì lao động ‘ăn bữa sáng, lo bữa trưa’
ĐBQH Bùi Thị An phản ánh tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động “mang con bỏ chợ“.

Đem con bỏ chợ, ai chịu trách nhiệm?

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị Pháp Luật cấm, có thu nhập ổn định bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu. Theo Đại biểu (ĐB) Bùi Thị An, đoàn TP. Hà Nội, nếu không đảm bảo ổn định được thì “sẽ rất gay go, bởi hiện nay nhiều lao động "ăn bữa sáng, lo bữa trưa". Hôm nay có thể đi bắt cua, đi bán nước chẳng hạn, ngày kia tôi lại đi buôn dưa hấu, dưa hấu lại không bán được… Tôi rất muốn đưa cụm từ “ổn định” vào đây để đảm bảo cuộc sống cho người lao động”.

Trước việc đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài kiểu "đem con bỏ chợ", ĐB Bùi Thị An đề nghị thêm một điều nào đấy vào luật để ngăn cấm thực trạng trên.

“Tình trạng này đã làm không biết bao nhiêu nông dân và dân nghèo khuynh gia bại sản, thế chấp đồng ruộng, nhà cửa và chưa kể đến chuyện trắng tay không có tiền để về. Nếu người lao động nghèo bị bỏ rơi ở nước ngoài hay bị lừa thì người nào ký cho phép phải chịu trách nhiệm” - ĐB Bùi Thị An nói.

Nhân có sự góp mặt của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, ĐB An còn phản ánh: “Tôi nghe cử tri nói nhiều rằng những cơ quan, công ty hay đơn vị nào được cấp phép cho người đi lao động ở nước ngoài thì xin phép rất khó. Điều kiện đủ rồi, nhưng họ cứ đồ rằng phải có những gì gì đấy mới xong, không biết có thực hay không?”.

Liên quan đến việc xử lý sai phạm, ĐB Ly Kiều Vân, đoàn Quảng Trị, cho rằng dự thảo luật mới chỉ quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người sử dụng lao động có hành vi vi phạm Pháp Luật về bảo hiểm thất nghiệp, còn các hành vi khác nếu vi phạm thì không được đề cập xử lý. Như vậy theo ĐB Vân là thiếu tính thống nhất và cần nghiên cứu bổ sung cho phù hợp.

Chuyển bảo hiểm thất nghiệp sang Luật việc làm

Chia sẻ về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, nhiều ĐB đồng tình với việc chuyển chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ Luật Bảo hiểm xã hội sang Luật Việc làm, bởi vấn đề thất nghiệp đã được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002.

Theo ĐB Mã Điền Cư, đoàn Quảng Ngãi, Luật bảo hiểm xã hội đã quy định chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chế độ này được thực hiện từ năm 2009. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong Luật bảo hiểm xã hội mới chỉ hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp mà chưa hỗ trợ cho doanh nghiệp để duy trì việc làm nhằm ngăn ngừa hạn chế thất nghiệp.

“Tôi tán thành với phân tích như tờ trình của Chính phủ khi cho rằng mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp khác biệt so với bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm ngắn hạn, mục tiêu quan trọng nhất là nhằm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, đồng thời hỗ trợ bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong thời gian thất nghiệp.

Còn bảo hiểm xã hội, trong đó trụ cột chính sách là bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm dài hạn mục tiêu chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi về hưu. Vì vậy, việc chuyển chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ Luật bảo hiểm xã hội sang dự án Luật Việc làm sẽ không làm thay đổi mô hình tổ chức, không làm xáo trộn về hoạt động quản lý quỹ cũng như việc triển khai thực hiện chính sách này” – ông Cư phân tích.

Sau 4 năm thực hiện, ĐB Phạm Thị Thu Hồng, đoàn Bình Định nhận định, chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế, chưa thể hiện đúng chức năng, vai trò là chính sách bảo đảm toàn diện cho người lao động khi bị mất việc làm.

Để khắc phục hạn chế này, ĐB đồng tình với việc bổ sung thêm chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Ngoài ra việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiệm thất nghiệp là cần thiết.

Tuy nhiên cũng cần phải xem xét đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối là người lao động không có quan hệ lao động, và nên chăng trước mắt chỉ tham gia bảo hiểm thất nghiệp giống như là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành (?).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật