Những tai nạn đau lòng từ sự cẩu thả

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giá như, được kiểm tra, được nhắc nhở thường xuyên thì cái chết trong thang nâng hàng đã không xảy ra. Anh công nhân này được tuyển dụng khi chưa đủ 1‌8 tuổ‌i và vào làm việc mới có 2 tuần thì xảy ra sự cố.
Những tai nạn đau lòng từ sự cẩu thả
th‌i th‌ể nạn nhân bị TNLĐ trong thang nâng hàng được chuyển về nhà xác

Những tai nạn đau lòng

Những người có mặt trong vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra vào trưa ngày 2/5 trong một con hẻm trên đường Ngô Quyền (P.5, Q.10, TP.HCM) không ai không chạnh lòng.

nạn nhân là một thiếu niên mới 17 tuổi đã t‌ử von‌g trong cabin của thang nâng hàng trên tầng 4 của cơ sở Lâm Hiệp.

Chiếc thang đã làm cho nạn nhân chết không phải là thang dành cho người sử dụng.

Thang này chỉ để chuyển vật tư hàng hóa nên kết cấu chỉ phù hợp với tính năng của nó. Vậy mà, nam công nhân đã leo vào trong rồi nhoài người đưa tay ra ngoài bấm nút khởi động.

Theo lời thuật lại của một số người chứng kiến, nạn nhân ở trong cabin. Đầu và tay bị kẹp chặt giữa thang và sàn lầu.

Đây là tai nạn lao động mới nhất được ghi nhận tại TP.HCM.

Trước đó, không lâu trưa ngày 24/4, một TNLĐ khác đã xảy ra tại công ty cổ phần thuộc da Hào Dương nằm trong KCN Hiệp Phước (H.Nhà Bè).

nạn nhân là 2 công nhân và 1 kỹ sư đã bị chết dưới hồ sâu hơn 5m. Đây là một hồ nhỏ giữ nhiệm vụ thông nhau cho 2 hồ nước thải lớn bên bên.

Theo lời kể của một công nhân có mặt vào thời điểm này, sau khi quan sát hai hồ nước thải có mức chênh nhau, kỹ sư Nguyễn Minh Tuân đã yêu cầu công nhân Huỳnh Thanh Tài xuống đáy hồ kiểm tra.

Chờ lâu không thấy Tài trồi lên, kỹ sư Tuân đã xuống kiểm tra; tuy nhiên cả hai tiếp tục “im lặng” dưới đáy hồ sâu.

Khi mọi người chung quanh hoảng hốt tri hô, anh công nhân Lê Phát Tài đã lao xuống cứu bạn để rồi cả ba không bao giờ trở lại.

Việc nam công nhân chết trong thang nâng hàng và 3 người chết dưới hồ nước thải đều có một điểm chung: không tuân thủ qui tắc về an toàn lao động.

Điều này cho thấy, trong khi làm việc, chủ cơ sở Lâm Hiệp cũng như các bộ phận chuyên trách về an toàn lao động của công ty Hào Dương đã không quan tâm đến tính mạng người lao động.

Giá như, được kiểm tra, được nhắc nhở thường xuyên thì cái chết trong thang nâng hàng đã không xảy ra. Anh công nhân này được tuyển dụng khi chưa đủ 1‌8 tuổ‌i và vào làm việc mới có 2 tuần thì xảy ra sự cố.

Tương tự, trong vụ tai nạn ở công ty Hào Dương, những nạn nhân được vớt lên trên người không có một trang bị nào. Anh Huỳnh Thanh Tài chỉ độc chiếc quần đùi.

Một cán bộ Phòng CS cứu nạn cứu hộ cho biết, lính cứu hộ phải dùng mặt nạ chống độc và bình dưỡng khí mới dám tiếp cận hiện trường.

600.000 cơ sở… chỉ có 430 thanh tra?

Thống kê của Cục An toàn vệ sinh lao động cho biết, TP.HCM là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng TNLĐ xảy ra trong năm 2012 với 1.568 vụ, làm 98 người thiệt mạng.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm th‌i th‌ể 3 công nhân dưới hồ nước thải công ty Hào Dương

Với số lượng TNLĐ cao như thế nhưng Bộ LĐTB&XH chỉ nhận được biên bản điều tra 149 vụ, trong đó vỏn vẹn có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị truy tố.

Theo nguồn tin từ Cục An toàn vệ sinh lao động, năm 2012 cả nước chỉ có 5,1% doanh nghiệp báo cáo tình hình TNLĐ tương ứng với 19.300 doanh nghiệp.

Với số liệu như đã nói, vẫn chưa đánh giá chính xác tình hình TNLĐ xảy ra, bởi còn nhiều doanh nghiệp cố tình lẩn tránh không báo cáo.

Được biết, hiện nay cả nước chỉ có 430 thanh tra lao động phục vụ cho khoảng 600.000 cơ sở, doanh nghiệp.

Con số này cũng đủ nói lên một thực trạng có doanh nghiệp hoạt động nhiều năm liền chưa một lần được thanh tra lao động... chiếu cố.

Điều này có thể đúng với doanh nghiệp Lâm Hiệp, bởi đây là một hộ sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, với công ty Hào Dương, một công ty đã có nhiều “thành tích” vi phạm an toàn lao động. Trong các vi phạm có cả việc không huấn luyện công nhân về an toàn vệ sinh lao động, lao động chưa qua đào tạo và đặc biệt, công ty này từng nợ 641 triệu đồng phí bảo vệ môi trường mà vẫn để xảy ra TNLĐ thì trách nhiệm của đơn vị kiểm tra cũng cần nên xem lại ?

Về phía nhà sản xuất, lúc nào cũng muốn giá thành thấp nhất. Những chi tiêu nào không phục vụ chính cho sản xuất đầu bị cắt bỏ. Bớt đi phí huấn luyện công nhân về an toàn lao động, không trang bị bảo hộ lao động là những danh mục thường được các doanh nghiệp phớt lờ.

Vậy mà các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra lại… thiếu người kiểm tra?

Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động. Dự kiến, dự thảo sẽ được trình Quốc hội vào đầu năm 2014. Nhưng từ nay đến khi luật có hiệu lực, liệu sẽ có bao nhiêu TNLĐ nữa sẽ xảy ra?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật