Khi Trung Quốc ‘đụng đâu lấn đó’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc triển khai tour du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là bước gây hấn mới của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông.
Khi Trung Quốc ‘đụng đâu lấn đó’
Tàu du lịch được cho là Trung Quốc sẽ dùng để đưa trái phép du khách tới Hoàng Sa. Ảnh: Yododo
Chuyến du lịch của hơn 100 trăm du khách Trung Quốc hôm chủ nhật vừa qua được mô tả có hành trình ba đêm, tới một hòn đảo cát trắng hoang sơ ở Biển Đông, kể cả đến những bãi biển mà Trung Quốc gọi là thuộc “quần đảo Tây Sa”. Cái họ gọi là “Tây Sa” ấy chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tờ Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc thậm chí còn loan báo rằng, nếu chuyến đầu thành công, giới chức Trung Quốc sẽ mở các chuyến thăm mỗi tháng một, hai lần.

Không những thế, họ còn chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Mới đây nữa, quan chức cao cấp Trung Quốc còn đến cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…

Trong tháng 4, hai lần Việt Nam lên tiếng cáo buộc những sự việc trên, kể cả khi nó đang ở trong kế hoạch.

Hôm 12/4, khi những kế hoạch trên được truyền thông Trung Quốc loan báo, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia đã lên tiếng cảnh báo việc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ủy ban này yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch.

Trong một động thái thể hiện lập trường mạnh mẽ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch đưa du khách ra Hoàng Sa.

Bất chấp phản ứng của Việt Nam, những kế hoạch bị phản bác vẫn được triển khai. Một lần nữa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm 30/4 lên tiếng phản đối, coi những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC.

Ở cấp địa phương, lãnh đạo Đà Nẵng cũng lên tiếng khẳng định quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của thành phố này, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng.

Gây biến phức tạp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, những hành động của phía Trung Quốc “gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông” và yêu cầu phía Trung Quốc “chấm dứt các việc làm sai trái” để “không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.

Những hành động nêu trên là bước leo thang gây hấn mới của Trung Quốc, góp phần gia tăng quan ngại cho khu vực bởi tính chất khiêu khích và coi thường luật pháp quốc tế.

Không chỉ Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và cả Malaysia gần đây đều lên tiếng về các vụ xâm nhập lãnh hải trái phép của Trung Quốc.

Tuần trước, 8 tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Nhật với nỗ lực ngăn chặn một đội tàu chở các nhà hoạt động người Nhật Bản tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.

Báo chí Nhật Bản đưa tin các tàu Trung Quốc đã được sự hộ tống của khá nhiều máy bay quân sự, kể cả máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30. “Đây là mối đe dọa chưa từng có”, một quan chức Nhật Bản giấu tên nói với báo Sankei Shimbun.

Cuối tháng trước, đội tàu chiến 4 chiếc của hải quân Trung Quốc gồm cả tàu đổ bộ đã tiến đến bãi đá James - nơi Malaysia đã tuyên bố chủ quyền, nằm cách quốc gia này khoảng 80km, cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km, vượt ra cả ngoài giới hạn "bản đồ 9 đoạn" mà Trung Quốc tự đưa ra với yêu sách bao trùm hầu hết Biển Đông.

Tín hiệu?

dư luận đặt vấn đề hàng loạt các động thái của Trung Quốc liên quan lãnh hải có lẽ không còn chỉ dừng ở “phép thử” với các nước láng giềng trong khu vực.

Sự quả quyết mới của Bắc Kinh đang rung hồi chuông báo động với châu Á và đặt ra nhiều câu hỏi về cái gọi là “giấc mơ Trung Quốc”. Nhiều người đã gắn kết nó với các cam kết rõ ràng của giới lãnh đạo Trung Quốc về việc xây dựng và tăng cường quân sự quốc gia để tạo sức mạnh trong tranh chấp lãnh thổ với các láng giềng.

Tô Hải Long - nhà nghiên cứu ở viện Đông Nam Á, Đại học Tế Nam viết trên Thời báo Hoàn cầu rằng: Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tạo lập một giấc mơ vĩ đại cho đất nước, bao gồm bảo vệ an ninh hàng hải và xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hàng hải.

Theo Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia đối ngoại về Trung Quốc tại nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế, người Trung Quốc cuối cùng đã lộ liễu hơn về những gì họ định làm và muốn gửi tín hiệu với khu vực.

Hôm 16/4, Bắc Kinh công bố sách trắng quốc phòng nêu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh quân sự và ý thức hệ mới của Trung Quốc. Sách trắng khẳng định vai trò của quân đội là “bảo đảm hiện thực hoá “giấc mơ Trung Quốc”.

Tân hoa xã thì nhấn mạnh thêm rằng: “Bản chất chiến lược phòng thủ quốc gia của Trung Quốc không thay đổi nhưng Trung Quốc sẽ không đổi chác chủ quyền và lợi ích của mình”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật