Đường sắt đô thị Hà Nội: Chới với đủ thứ

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hà Nội đã từng có phương tiện vận tải khách công cộng bánh sắt là tàu điện hoạt động từ 1900 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. “Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít”, tiếng chuông đó đi vào ký ức mang tính đặc trưng của một thời.
Đường sắt đô thị Hà Nội: Chới với đủ thứ
Một đoan đường sắt đô thi Hà Nội đang thi công

Trong khi hoài niệm ngày càng lùi xa, thì hy vọng sớm có đường sắt đô thị hiện đại vẫn còn chới với. Hầu hết các dự án đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, trong bối cảnh ùn tắc giao thông đang diễn ra như cơm bữa. Tương tự như hầu hết dự án giao thông khác, các dự án đường sắt đô thị “lỡ hẹn” có nguyên nhân chung: giải phóng mặt bằng quá chậm, nhà thầu yếu và huy động nguồn vốn khó khăn...

Còn cái riêng? Phải chăng thiếu kinh nghiệm, kiến thức và nhân lực. Vài chục năm qua, khác với đường bộ đã từng làm không ít công trình lớn và hiện đại mang tầm cỡ khu vực, còn ngành Đường sắt chủ yếu chỉ thực hiện các dự án cải tạo, sửa chữa, gia cố bình thường. Giờ đây, làm chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị là loại hình hoàn toàn mới, vốn lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp, phải vừa làm vừa học, tránh sao khỏi bỡ ngỡ, bất cập và hẫng hụt về kinh nghiệm, nguồn nhân lực.

Vì thế, nói như người trong cuộc “đụng đâu vướng đấy”. Ví dụ: Thiếu hành lang pháp lý liên quan; chưa có quy hoạch về không gian ngầm dẫn đến khó khăn trong quá trình tiến hành kết nối với hệ thống giao thông trên mặt đất. Chưa có hệ quy chuẩn về nguồn nhân lực xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống các dự án đường sắt đô thị. Các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn vay ODA khác nhau như Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, nên phải tuân theo nguyên tắc của họ, rắc rối hơn nhiều so với khi sử dụng vốn của một nhà tài trợ. Thêm nữa, vẫn chưa xây dựng được công nghệ thống nhất, chính sách giá vé trong tương lai, xác định cơ quan quản lý bảo hành các tuyến đường sắt đô thị... Nói cách khác, sự cộng hưởng của khó khăn chung và khó khăn riêng đang kìm hãm tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị ở tất cả các khâu, cả phần trên giấy (phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế) và cả trên thực địa thi công.

Làm gì để có thể xoay chuyển được tình thế? Không ai có thể làm thay các chủ thể của dự án. Từng chủ đầu tư, ban quản lý, các nhà thầu, phải hành động quyết liệt để khắc phục chậm trễ, đặc biệt là bảo đảm giải phóng mặt bằng đúng theo kế hoạch và đẩy mạnh thi công các gói thầu đã đủ điều kiện triển khai. Mặt khác, ở cấp độ chỉ đạo, các cơ quan chuyên ngành và địa phương cần quan tâm bổ sung nguồn nhân lực và tổ chức, tập trung đầu tư tương xứng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, quy hoạch cũng như các quy định quản lý, công nghệ, kỹ thuật liên quan đến loại dự án giao thông mới mẻ này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật