Ngày thứ 2 phiên tòa xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Ai bắn trước?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 3-4, phiên toà xét xử vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi khu đầm của gia đình Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) tiếp tục phần xét hỏi với các bị cáo, người bị hại và nhân chứng.
Ngày thứ 2 phiên tòa xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Ai bắn trước?
Tại phiên tòa, tất cả người bị hại đều khẳng định Đoàn Văn Quý (giữa) bắn trước
bị cáo Đoàn Văn Quý: Tôi không có ý định giết người
Mở đầu ngày làm việc thứ 2, HĐXX tiếp tục xét hỏi bị cáo Đoàn Văn Quý. Lý giải hành động phản kháng quyết liệt của mình, bị cáo Quý cho biết, gia đình Quý bỏ công sức làm đầm với Đoàn Văn Vươn từ năm 1993. Gia đình Quý chỉ sống vào nguồn thu nhập từ nuôi trồng thủy sản ở khu đầm. Quý đã dồn hết tài sản, công sức để đầu tư vào khu đầm nên khi nghe tin bị thu hồi khu đầm, Quý nghĩ "mất đầm là mất tất cả…”. Quý cho rằng, Quý có quyền bảo vệ tài sản và những hành vi chống lại lực lượng cưỡng chế là phản ứng tự nhiên. Khi nhìn thấy lực lượng cưỡng chế tiến vào còn cách khoảng 10 mét, Quý cho kích nổ bình ga. Ở khoảng cách đó thì theo Quý là không chết người. "bị cáo chỉ làm việc này với mục đích hăm dọa đoàn cưỡng chế, không muốn sát thương chứ không nói là giết người…”- Quý khai. Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo có bàn bạc với vợ về việc chống lại đoàn cưỡng chế hay không, Quý khẳng định vợ mình và vợ anh trai không được biết, không bàn bạc. Họ tham gia lập hàng rào chỉ để chống trộm cắp.
Bị hại bác bỏ việc nổ súng trước
Tại phiên tòa, bị cáo Đoàn Văn Quý cho biết sở dĩ bị cáo bắn súng vào lực lượng cưỡng chế vì đoàn cưỡng chế bắn trước. Cũng theo Quý, khi áp sát nhà mình, đoàn cưỡng chế mang súng AK và mặc áo giáp sắt. Tại buổi xét hỏi, các bị hại đều phủ nhận việc này. Bị hại Vũ Anh Tuấn cho biết trước khi Quý bắn thì không có ai nổ súng cả. Tổ công tác thực hiện biện pháp kêu gọi, thuyết phục là chính. "Khi tổ công tác tiến sát đến hàng rào thứ 2 thì  bị cáo Quý mở cửa sổ bắn về phía tổ công tác làm tôi và một số đồng chí khác bị thương…”- Bị hại Lê Văn Mải (nguyên Trưởng Công an huyện Tiên Lãng, tổ trưởng tổ công tác số 3) nói. Ông Mải cho biết thêm, đoàn cưỡng chế chỉ dùng một số dùng công cụ hỗ trợ như dùi cui, duy nhất có anh Vũ Văn Thủy, đội phó đội Hình Sự Công an huyện Tiên Lãng được mang theo 1 khẩu súng ngắn K54. Lực lượng công an không mang áo giáp, chỉ có 2 cán bộ quân sự mặc áo giáp sắt làm nhiệm vụ rà phá mìn. "Mới đầu đoàn chủ yếu thuyết phục, động viên để Vươn chấp hành làm việc chứ không có việc dùng vũ lực”- ông Mải lý giải. Các bị hại khác gồm Đỗ Xuân Trường, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Hoàng, Đào Văn Đức cũng khẳng định đã làm đúng nhiệm vụ, không được trang bị súng, áo giáp sắt.
Là nhân chứng tại Tòa, ông Vũ Văn Thủy, Công an huyện Tiên Lãng cho biết khi tiến vào khu đầm gia đình Đoàn Văn Vươn, ông Thủy có mang súng theo trong người. Khi tiến vào sát nhà Đoàn Văn Quý, Quý nổ súng làm một số người bị thương, ông Thủy mới rút súng ra bắn chỉ thiên để cảnh cáo. Trả lời thẩm vấn của HĐXX, các nhân chứng khác cũng khai giống và đồng ý với lời khai của các bị hại. HĐXX cũng công bố lời khai của các bị hại và nhân chứng vắng mặt tại cơ quan điều tra, khớp lời khai của các bị hại.
Bị hại xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo
Theo bản cáo trạng, các bị hại gồm: Lê Văn Mải,  Nguyễn Văn Phong, Vũ Anh Tuấn, Đào Văn Đức, Đỗ Xuân Trường, Đào Trọng Dũng, và Lê Văn Ghi bị trúng đạn ảnh hưởng từ 1 đến 43%  sức khỏe lao động. Hiện nay, một số bị hại vẫn còn các viên đạn găm trong người chưa lấy ra được, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, tại phiên tòa ngày 3-4, các bị hại đều không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Các bị hại nêu lý do là người thi hành công vụ nên cơ quan đã chi trả toàn bộ chi phí điều trị.

Ngày 4-4, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần tranh tụng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật