Chiến thuật dụ dỗ bạ‌n tìn‌h của chim trống yếu thế

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiến thuật quảng bá sản phẩm của các hãng viễn thông là không bao giờ tung ra gói cước giống hệt đối thủ. Nhưng từ hàng nghìn năm trước, những chú chim trống có giọng ca tồi đã biết dùng chiến lược này để dụ dỗ con mái.
Chiến thuật dụ dỗ bạ‌n tìn‌h của chim trống yếu thế
Một con chim sẻ đang hót

Nếu tất cả công ty viễn thông tung ra các gói cước giống hệt nhau, khách hàng có thể dễ dàng so sánh mức cước phí và chọn công ty có giá cả hợp lý nhất. Điều đó nhanh chóng đẩy những hãng có mức cước phí cao hơn ra khỏi thị trường. Thay vào đó, những nhà cung cấp dịch vụ với giá đắt đỏ hơn tìm cách đưa ra những gói cước khó so sánh. Một số gói cho phép khách hàng gọi điện miễn phí tới người quen, một số khác biếu không những cuộc gọi vào ban đêm hoặc đường dài.

Tương tự như công ty viễn thông có mức cước phí đắt hơn, những chú chim đực có tiếng hót tồi buộc phải tìm kiếm chiến thuật khác để gây sự chú ý của các cô nàng.

“Nếu một con chim đực sở hữu giọng ca tốt, nó sẽ bắt chước kiểu hót của các đối thủ để con cái có thể dễ dàng nhận ra đối tượng xuất sắc nhất”, David Logue, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Lethbridge (Canada), giải thích."Nhưng nếu một con đực biết nó không có lợi thế về tiếng hót, nó sẽ đánh lừa con cái bằng cách chọn kiểu hót hoàn toàn khác với các đối thủ. Nếu con cái gặp khó khăn trong việc so sánh hai “bản tình ca”, nó có thể mắc sai lầm và chọn anh chàng có giọng tồi hơn".

“Người sử dụng điện thoại và chim cái muốn có sự lựa chọn hoàn hảo, trong khi hãng viễn thông và chim đực chỉ muốn đạt được ý đồ mà không quan tâm tới việc phía bên kia có tìm ra sự lựa chọn tốt nhất hay không”, Wolfgang Forstmeier, một chuyên gia sinh thái học hành vi tại viện nghiên cứu chim Max Planck (Đức), phát biểu.

Điều đó giải thích tại sao chim luôn học nhiều kiểu hót.

“Sự đa dạng trong kiểu hót mang đến cho chim đực nhiều lựa chọn. Những con có khả năng học hỏi có thể bắt chước “bài ca” của những con có giọng tồi hơn, đồng thời giúp chúng tạo ra sự khác biệt so với giọng ca của những đối thủ xuất sắc”, Wolfgang nhận định.

Theo Wolfgang, chiến thuật này có thể áp dụng vào hành vi của nhiều loài động vật khác. Thay vì cố gắng trở thành sinh vật hoàn hảo hơn, cá thể đực của một số loài tìm cách trở thành những nhà sáng tạo.

“Rất có thể những kiểu hót tồi vẫn được lưu giữ vì chúng mang đến lợi ích cho những con đực không có nhiều lợi thế. Chừng nào mà các nàng chim và người sử dụng điện thoại vẫn chưa từ bỏ thói quen so sánh sản phẩm, chim đực và hãng viễn thông sẽ còn tiếp tục tìm hiểu những cách thức mới để quảng bá sản phẩm và giọng ca”, Wolfgang phát biểu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật