Hà Nội ra mắt ‘trường học thông minh’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 28/3, trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức tiếp nhận và dạy thử chương trình Trường học thông minh (Smart School). Chương trình đã đem lại cho giáo viên và học sinh nhiều hứng thú trong việc dạy và học.
Hà Nội ra mắt ‘trường học thông minh’
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga và đại biểu cắt băng bàn giao chương trình.

Tham dự buổi lễ có ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, bà Lưu Thị Tường Vân – Phó phòng GD-ĐT quận Ba Đình cùng các cán bộ ban ngành có liên quan.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá cao những nỗ lực của Samsung trong việc đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ vào giáo dục, mà điển hình là giải pháp Smart School; đồng thời, Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng đây là một mô hình tốt cần được nhân rộng trên toàn quốc bởi những thay đổi tích cực trong phương pháp dạy và học mà giải pháp này mang lại.

Giải pháp Smart School bao gồm Giảng dạy tương tác (Interactive Teaching) và Quản lý học tập (Learning Management). Giảng dạy tương tác cho phép giáo viên đưa giáo trình hay những yêu cầu xuống từng học viên từ Bảng tương tác điện tử thông qua máy tính bảng cá nhân. Ứng dụng này hỗ trợ học sinh gửi câu hỏi đến giáo viên, theo dõi quá trình học tập hay bài học ở mọi nơi, kể cả ngoài lớp học.

Chương tình giúp cho học sinh tiếp thu dễ dàng hơn.

Cũng trên Bảng tương tác điện tử, giáo viên có thể quản lý được màn hình máy tính bảng của từng học sinh, theo dõi quá trình học tập của từng em và điều hành các hoạt động của lớp học thông qua tính năng Quản lý học tập.

Là giáo viên chủ nhiệm lớp học tương tác thí điểm, cô Nguyễn Vân Anh (chủ nhiệm lớp 4C, trưởng tiểu học Hoàng Hoa Thám) cho biết: “Chương trình học này giúp học sinh tiếp thu thông tin từ bài học rất nhanh và không gây nhàm chán. Đơn cử như việc học Lịch sử, thay vì cả lớp phải dùng 1 bản đồ chung trên bảng hoặc máy chiếu, gây khó khăn cho việc tiếp thu, các con có thể theo dõi trực tiếp qua máy tính bảng của cá nhân. Giáo viên cũng nắm được việc tiếp thu của các con, thậm chí thực hiện những bài kiểm tra ngắn và có kết quả ngay lập tức”.

Giáo viên được tập huấn kỹ càng trước khi giảng dạy.

Cô Vân Anh cũng cho rằng, việc học với thiết bị điện tử hiện đại không làm cho học sinh ngại giao tiếp, bởi chương trình luôn đề cao làm việc nhóm và chia sẻ thông tin lẫn nhau. Tuy nhiên, cô cũng khá băn khoăn về việc khi học sinh đã quen với việc học với máy tính sẽ ngại đọc sách hay làm việc với những cuốn sách, cuốn vở vốn quen thuộc.

Kinh phí xây dựng và thiết kế một lớp học tương tác theo mô hình mới 500-600 triệu, trong đó bao gồm việc mua sắm và lắp đặt các thiết bị điện tử cho cô và trò.

Thay thế những cuốn sách dày, khô khan bằng một thiết bị điện tử thông minh.

Lưu Thị Tường Vân (Phó phòng GD quận Ba Đình) cho biết: “Để đưa giáp pháp tương tác này vào sử dụng tại trường, kinh phí hoàn toàn được hỗ trợ thí điểm, vì vậy nếu muốn áp dụng đại trà thì rất khó bởi còn phụ thuộc vào trình độ sử dụng thiết bị của giáo viên và học sinh. Đặc biệt đối với giáo viên có tuổi: sẽ khó khăn hơn bởi việc yêu cầu tiếp cận công nghệ thông tin, giáo viên ngoài 45 tuổi thì không đòi hỏi cao.

Trong quá trình sử dụng, dạy học, nếu trường có nhu cầu cần mở rộng thì có thể vận động các nguồn xã hội hóa và xin hỗ trợ kinh phí từ UBND quận, chứ bản thân nhà trường khó có thể trang bị được. Mô hình có hiệu quả hay không phải xem trình độ của giáo viên, ban quản lý, nếu buông rơi cho giáo viên và học sinh thì chỉ là “muối bỏ bể”. Chúng tôi rất sẵn sàng giúp đỡ nếu giải pháp phát huy được hiệu quả cho việc dạy và học tương tác của giáo viên, học sinh”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật