Ai muốn ám sát Barack Obama?

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuối tuần qua, tờ Washington Post đăng xã luận viết: “Có những cấm kỵ trong chính trị, một trong số đó đề cập đến vụ ám sát một trong những ứng cử viên sáng giá nhất”, ám chỉ câu nói “sảy miệng” của bà Hillary hôm 23/5.
Ai muốn ám sát Barack Obama?
Barack Obama

“Gợi lại nỗi ám ảnh về vụ ám sát đối thủ, ngay cả khi không cố ý khiến công chúng có cảm giác một bi kịch đang chờ đợi ở phía trước và đồng nghĩa với lời thú tội về một mong muốn được che đậy”, Washington Post bình luận.

 

Bà Clinton đã lỡ lời trong cuộc trò chuyện với ban biên tập của báo Sioux Falls Argus Leader ở South Dakota khi cho biết lý do bà không từ bỏ cuộc đua bằng lập luận gợi lại vụ ám sát ứng cử viên Bobby Kennedy năm 1968. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh đối thủ cùng đảng của bà, ông Barack Obama đang dần chạm tới chiến thắng và sự an nguy của ông khiến những người ủng hộ luôn lo lắng.

 

Thượng nghị sĩ bang Illinois đã nhận được rất nhiều lời đe doạ ám sát từ đầu năm 2007 đến nay. Hai chị gái của ông Obama cho biết hàng ngày cầu nguyện cho em trai vì họ còn nhớ rõ kỷ niệm về mùa xuân năm 1968, khi mục sư Martin Luther King và Robert Kennedy bị ám sát cách nhau chừng 2 tháng, lúc đó Obama mới 6 tuổi. Ông chỉ biết đến cú sốc tinh thần của người dân Mỹ trước hai vụ ám sát trên qua sách vở. Các buổi mít tinh của ông Obama càng tạo ra nhiều tiếng vang thì sự an toàn của ông càng cần được tăng cường. “Tôi đã lựa chọn tham gia vào vận động tranh cử. Tôi nghĩ rằng, tất cả các ứng viên tổng thống đều ý thức được những nguy hiểm rình rập quanh họ”, ông Obama giải thích.

 

Từ sau bầu cử kín ở Texas và chuyến thăm của Barack Obama tới Dallas ngày 20/2/2008, tin đồn và các lo lắng lan truyền trên internet “đầ‌u độ‌c”tinh thần của những người ủng hộ ông Barack Obama. Vết thương lịch sử của vụ ám sát tháng 11/1963 chưa lành, nước Mỹ thực sự đang lo sợ về kịch bản ám sát John F. Kennedy và Robert Kennedy sẽ tái diễn. Hồi tháng 2 vừa rồi, nữ văn sĩ Doris Lessing, từng giải Nobel văn học 2007, đã có một phát biểu đáng chú ý trên nhật báo Daigens Nyheter, Thuỵ Điển: “Nếu ông Barack Obama được bầu làm tổng thống của nước Mỹ, chắc chắn ông ta sẽ không sống lâu. Một người da đen ngồi vào ghế tổng thống ư? Bọn họ sẽ giết ông ta”.

 

“Bọn họ” mà bà Lessing muốn nói tới là ai? Lướt từ các trang web uy tín của New York Times hay Washington Post cho đến các blog của các phần tử phát xít mới, “bọn họ” ở đây có thể lên đến hàng trăm, những người muốn thượng nghị sĩ bang Illinois phải chết như băng đảng phân biệt chủ‌ng tộ‌c Klu Klux Klan, những kẻ khủ‌ng b‌ố theo đạo Hồi...

 

Trong một cuộc phỏng vấn giữa tháng 3/2008, ông Obama khẳng định đang được bảo vệ tốt nhất thế giới để trấn an những người ủng hộ không nên quá lo lắng, đặc biệt không nên nuôi dưỡng những tin đồn thất thiệt không có lợi. Tại Nam Carolina, một số cố vấn của ông Obama đưa ra giả thuyết cho rằng, nhiều cử tri da màu không bỏ phiếu ủng hộ ông này là vì muốn bào vệ tính mạng cho ông vì các may mắn giúp ông chính thức trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, thậm chí bước chân vào Phòng Bầu dục luôn đi cùng với nguy cơ ám sát tăng cao.

 

Kenedy-Obama: chung một số phận?

 

Tháng 1/2008, Bernie Thompson, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Mississipi đã viết bức thư gửi các cơ quan tình báo Mỹ, trong đó đề nghị các cơ quan này cần hành động trước thái độ thù địch thái quá của một số phần tử cực đoan nhằm vào thượng nghị sĩ Mỹ gốc Phi. Ông Obama hứa hẹn mang đến những thay đổi giống như Robert Kennedy và mục sư Martin Luther King trong những năm 60 và ai cũng biết các lời hứa đã mang lại những kết cục buồn cho họ.

 

Sau vụ ám sát Robert Kennedy, Quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép chính phủ tiến hành các biện pháp bảo vệ các ứng cử viên chính trong bầu cử tổng thống. Giới truyền thông Mỹ không ít lần đưa ra những so sánh giữa Obama và anh em nhà Kennedy. Cũng giống như họ, Obama đã thổi luồng gió hy vọng, trẻ trung và tự do vào một nước Mỹ của những năm mang đậm dấu ấn của Tổng thống Bush. Làn gió ấy còn mạnh hơn khi được Thượng nghị sĩ Ted Kennedy, em trai Robert Kennedy và John F.Kennedy, tiếp sức.

 

Giống như Robert Kennedy và Luther King của thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, ông Obama - người có nhiều khả năng trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, cũng hứa hẹn sẽ sớm kết thúc sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq. Cụ thể hơn, như chuyên gia phân tích Joseph Palermo viết trên The Huffington Post, việc ông Obama trở thành chủ nhân của Nhà Trắng thực sự là đe doạ đối với Blackwater, Dyncorps, Halliburton và hàng chục công ty tư nhân đang hưởng lợi từ việc quân đội Mỹ chiếm đóng Iraq. Không ai dám chắc liệu những công ty này có nghĩ đến việc loại bỏ người dám đứng lên chống lại các lợi ích của họ hay không.

 

Những người sát cánh bên Barack Obama luôn trong tình trạng cảnh giác, mọi biện pháp an ninh đã được tăng cường ở mức tối đa. Từ ngày 3/5/2007, theo đề nghị khẩn thiết của bà Michelle Obama và Thượng nghị sĩ Richard Durbin, ông Obama hưởng một chế độ bảo vệ đặc biệt của các cơ quan tình báo. Ông là ứng cử viên đầu tiên trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ có được sự bảo vệ của một tổng thống tại nhiệm, không tính đến bà Hillary Clinton do bà là cựu đệ nhất phu nhân của nước Mỹ.

 

Mỗi khi đi đâu, vây quanh ông Obama là rất nhiều vệ sĩ, chó nghiệp vụ, nhân viên liên bang cùng các vụ lục soát, kiểm tra an ninh các nơi công cộng, những người bắt tay ứng cử viên cùng những người tham dự các buổi mít tinh đều được giám sát chặt chẽ. Nhiều bloger thân Obama vẫn tỏ ra lo lắng kêu gọi chính phủ nên bổ sung thêm biện pháp an ninh. Ông Obama cũng không phải là người đầu tiên trong số các chính trị gia da màu lo sợ về an toàn bản thân. Cựu ngoại trưởng Colin Powell cũng đã phải bỏ cuộc đua tổng thống năm 2000 do vợ ông lo sợ các phần tử cực đoan muốn lấy mạng chồng bà. Ứng cử viên Jesse Jackson cũng đã phải cầu cứu chính phủ ra tay bảo vệ ông.

 

Năm 2003, Chris Rock đã chạm đến nỗi đau của người Mỹ bằng bộ phim hài "Head of State". Bộ phim kể về một người da đen bình thường bỗng trở nên nổi tiếng khi đảng Dân chủ quyết định thuê ông ta đóng thế một ứng cử viên thổng thống không may qua đời khi chiến dịch vận động tranh cử đang diễn ra. Những tưởng người đàn ông này sẽ có được giấc mơ làm tổng thống quyền uy của nước Mỹ, nhưng giấc mơ ấy dang dở khi ông ta trở thành nạn nhân của một vụ ám sát.

 

“Bóng ma”ám sát các chính trị gia đeo đẳng mọi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng đến 2008, ám ảnh đó trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Từ khoá “assassinate Obama”có mặt trong danh sách 100 tìm kiếm hàng đầu của Google. Trong khi hàng ngàn trang web mở các diễn đàn loại trừ các kịch bản về một thảm kịch, Yazmany Arboleda - một nghệ sĩ 26 tuổi ở New York, đề nghị được trưng bày tại phòng tranh Naomi Gates Gallery triển lãm tranh mang tên “The as‌sassination of Barack Obama”và mọi người có thể tới thăm triển lãm này qua mạng.

 

Còn trên trang web Dallas Morning News, nhiều nhân chứng kể lại, cuối tháng 2 vừa qua, bầu không khí im lặng lo lắng bao trùm lên những người ủng hộ vây quanh chiếc limousine của Barack Obama khi chiếc xe đi qua quảng trường Dealey Plazza, nơi John F.Kennedy bị ám sát. Tối hôm đó, thượng nghị sĩ bang Illinois tuyên bố: “Buổi chiều hôm nay, tôi thú nhận là đã không hề nghĩ đến điều đó. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến chuyện mình đang đang bị cúm và mong sao mũi của tôi không bị làm sao trước khi đọc bài diễn văn”.

 

Không ai biết rằng liệu cách đây 45 năm, trong giờ phút định mệnh, ông John F.Kennedy có nghĩ đến chứng đau lưng của mình hay không.

 

Ngọc Nhàn

Tổng hợp

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật