Hỗ trợ người sau cai nghiện, người B.hoa: Chính sách cần đồng bộ hơn

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại buổi hội thảo: “Thực hiện chính sách hỗ trợ người sau cai nghiện, người B.hoa sau chữa bệnh và người bị ảnh hưởng bởi HIV” do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức vào chiều 14/3, nhiều đại biểu cho rằng: Sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội, của các doanh nghiệp vẫn là rào cản lớn nhất trong việc giúp đỡ họ trở về tái hòa nhập cộng đồng
Hỗ trợ người sau cai nghiện, người B.hoa: Chính sách cần đồng bộ hơn
Dạy nghề cho người cai nghiện

Song song đó, chính sách cho vay vốn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp tiếp nhận nhóm đối tượng này vẫn chưa thỏa đáng.

Theo thống kê cho thấy, hiện chỉ có khoảng 350/470.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận người sau cai, người B.hoa sau chữa bệnh và người bị ảnh hưởng bởi HIV vào làm việc, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,07%. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ chỉ mới quan tâm tạo việc làm mà quên mất đối tượng này dễ bị tổn thương, cần có thời gian tư vấn ổn định về tâm lý, sức khỏe và có công việc theo nhu cầu. Hiện nay các trung tâm dạy nghề chủ yếu có gì dạy nấy chứ chưa theo sát nhu cầu người học và của doanh nghiệp. Ông Lê Đức Hiền- Phó Cục Trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội nhận định thêm: “Trên thực tế thì những chính sách chúng ta ban hành, và thực hiện thì hiện nay tôi cho rằng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, của nhóm người dễ bị tổn thương này, cụ thể thì so với nhu cầu, số người được vay vốn, tạo việc làm ổn định cuộc sống chưa nhiều. Do vậy, nhiều người còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt nhóm người bị ảnh hưởng bởi HIV, chúng ta chưa có nhiều chính sách cho họ”.

Ngoài ra, còn có thêm một nghịch lý khác là bản thân chính quyền xã, phường là nơi trực tiếp giải quyết vấn đề cho vay vốn, tạo việc làm cũng không có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện. Còn về phía người sau cai nghiện, người bán dâ‌m ngoài việc tay nghề thấp, lại lười lao động, tính chấp hành kỷ luật lao động kém, thiếu tinh thần vượt khó. Bà Phạm Ngọc Phượng- Chi Cục Trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn XH Tỉnh Cần Thơ cho rằng: “Khi các em nghiện m‌a tú‌y trở về, có giới thiệu việc làm đàng hoàng nhưng các em muốn làm việc có thu nhập liền, cho nên các em tự bỏ chứ không phải doanh nghiệp người ta không cho làm, và quan trọng chính là các em phải tự quyết định là các em có được vào làm tại các doanh nghiệp hay không”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ người sau cai nghiện, người B.hoa sau chữa bệnh và người bị ảnh hưởng bởi HIV. Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện hệ thống chính sách, Pháp Luật phù hợp với thực tế, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống kỳ thị đối với người sau cai nghiện và người nhiễm HIV, tập trung vào đối tượng là chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất. Song song đó cần tuyên truyền cho nhóm người dễ bị tổn thương về thái độ đối với việc học nghề, làm việc, khuyến khích tinh thần tự lực, chủ động vượt qua khó khăn hòa nhập cộng đồng. Ông Đỗ Đức Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Cần phải tăng cường giám sát để các cơ quan chức năng ít nhất cũng phải thực hiện đúng những gì chính sách đã quy định. Thêm nữa là các chính sách này đã ban hành được một vài năm, cần phải nghiên cứu tính phù hợp của nó trong điều kiện hiện nay, để làm sao có sự hỗ trợ thiết thực đối với các đối tượng cần được thụ hưởng”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật