Nhà văn Đặng Thân “Vẽ rồng trong mây”

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong buổi tọa đàm và ra mắt cuốn sách Dị - nghị - luận - Đồng - chân - dung của nhà văn Đặng Thân, PGS.TS La Khắc Hòa nhận định, “lối viết văn của Đặng Thân như Vẽ rồng trong mây, tuy không mới nhưng khác với những nhà văn cùng thời”.
Nhà văn Đặng Thân “Vẽ rồng trong mây”
Nhà văn Đặng Thân “Vẽ rồng trong mây”

Nhà văn Đặng Thân vừa cho ra mắt cuốn sách mang tên khá lạ và độc đáo Dị - nghị - luận - đồng chân - dung. Cuốn sách là sản phẩm của 10 năm nhà văn âm thầm ghi nhận về các đồng nghiệp mà ông “tâm phục” trong khi làm nghề. Với 37 bài viết và 500 trang của cuốn sách với lối viết rất riêng, Đặng Thân muốn độc giả thấy được cái gì đó của mình và cho mình.

PGS.TS La Khắc Hòa cho biết: “Cái hay của cuốn sách là cách diễn ngôn, hay lối viết của Đặng Thân khác hẳn với những nhà văn cùng thời, nó có cái cách tân nghệ thuật của văn học hiện đại”.

Nhiều độc giả cho rằng khi cầm quyển sách có cái tên khá lại và có vẻ rối, tuy nhiên, khi đọc Dị-nghị-luận Đồng-chân- dung rồi thì thấy nó không “khó hiểu” đến như vậy. Đặng Thận giải thích “ Dị-nghị-luận – đồng – chân - dung được hiểu một cách đơn giản là tác giả đồng hành cùng chân dung nhân vật có ẩn chính hình ảnh tôi trong đó”.

PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Thoạt nhìn, Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung người ta có cảm tưởng rằng, cuốn sách có hai phần chính, riêng biệt, là nghị-luận và chân-dung, còn chữ đồng, dị chẳng qua chỉ là cái thú chơi chữ, vốn rất rậm rịt, của Đặng Thân Nhưng, đọc vào rồi thì thấy hình như không phải như vậy. Dị-nghị-luận, là một thứ nghị luận khác, khác với những gì đã trở thành định kiến, nhất phiến, rắn đặc. Còn đồng-chân-dung thì, tuy viết vềmột chân dung, nhưng lại cứ lẩn khuất nhiều chân dung, của người khác đã đành, mà còn của chính người đó. Hơn nữa, cắc cớ hơn, nghị luận và chân dung lại hòa trộn vào nhau: trong nghị luận có chân dung, trong chân dung có nghị luận, tạo ra sự bội trùng những mắt lưới giăng mắc vào nhau.

PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho biết thêm: “Khi độc giả tiếp xúc với cuốn sách thì sẽ xảy ra 2 luồng ý kiến, một bên cho rằng lối viết quen và không quen, tuy nhiên đọc văn Đặng Thân càng quen càng thấy hay, càng đọc càng dễ hiểu”

Còn nhà thơ Bảo Chân cho rằng: “ Đặng Thân đã mở ra cánh cửa vào lòng bạn đọc, đọc văn Đặng Thân có gì đó giễu nhại, cười cợt, tuy nhiên đọc xong nó là một nỗi buồn sâu thẳm kéo theo sau”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật