Kiến nghị cho phép người đồn‌g tín‌h chung sống có đăng ký

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Nên nghiên cứu để công nhận hình thức kết hợp dân sự hoặc chung sống có đăng ký cho mọi trường hợp cặp đôi không phân biệt giới tính, hoặc chỉ áp dụng cho các cặp cùng giới“, Văn phòng Chính phủ đề xuất.
Kiến nghị cho phép người đồn‌g tín‌h chung sống có đăng ký
Văn phòng chính phủ đề nghị cho phép người đồn‌g tín‌h được kết hợp dân sự, chung sống có đăng ký vừa phù hợp với văn hóa người Việt, vừa đảm bảo quyền lợi của mọi công dân. Ảnh: Phan

Đề xuất được Văn phòng Chính phủ đưa ra sau một thời gian khảo sát về thực tiễn luật Dân sự và luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có vấn đề người đồn‌g tín‌h, song tính và chuyển giới -LGBT, chuẩn bị cho kỳ họp thường niên vào tháng 4 và tháng 6/2013.

Cụ thể, Đoàn công tác liên ngành gồm Văn phòng Chính phủ, đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát ở một số tỉnh phía Nam, ghé thăm cộng đồng người đồn‌g tín‌h, song tính và chuyển giới tại TP HCM.

Trong báo cáo trình lên ban soạn thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, Văn phòng Chính phủ khẳng định đồn‌g tín‌h là một xu hướng tính dục tự nhiên, việc thừa nhận cũng là tự nhiên, không nên ngăn cấm. Báo cáo đã chỉ ra mâu thuẫn pháp lý giữa cấm hôn nhân đồng giới (quy định tại khoản 5, điều 10, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000) và cưỡng ép hôn nhân, cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn (khoản 2, điều 4).

Theo đó, nếu người đồn‌g tín‌h thuận theo áp lực gia đình kết hôn với người dị tính thì sẽ mâu thuẫn với quy định cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn. Như vậy "Pháp Luật hiện hành đã tước đi một trong số những quyền cơ bản của con người, đó là quyền được mưu cầu hạnh phúc cho những người trong cộng đồng LGBT", báo cáo của Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành nhận định, cùng với xu hướng phát triển thì hợp thức hóa hôn nhân giữa những người cùng giới là xu hướng tất yếu. Do đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị Ban soạn thảo luật Hôn nhân và Gia đình cần có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm tâm sin‌ּh l‌ּý của người đồn‌g tín‌h, song tính và chuyển giới, đánh giá tác động của các quy định Pháp Luật trong tất cả phương án được đặt ra, để lựa chọn phương án khả thi nhất, đảm bảo quyền lợi cho mọi công dân.

"Nếu trong lần sửa đổi luật Hôn nhân và Gia đình vào năm tới chưa cho phép kết hôn đồng giới và chuyển đổi giới tính thì cũng nên có những quy định cụ thể điều chỉnh phát sinh khi người đồn‌g tín‌h sống với nhau như vợ chồng", báo cáo chỉ rõ.

Cụ thể nên nghiên cứu chấp nhận hình thức kết hợp dân sự hoặc chung sống có đăng ký được áp dụng chung cho mọi trường hợp cặp đôi không phân biệt giới tính hoặc chỉ áp dụng riêng cho các cặp đôi cùng giới tính. Những cặp cùng giới tính sẽ được hưởng một số quyền như vợ chồng kết hôn nhưng cũng bị hạn chế một số quyền, nghĩa vụ.

Là một tổ chức nhân danh quyền lợi cho cộng đồng người đồn‌g tín‌h, song tính và chuyển giới, viện trưởng viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) - ông Lê Quang Bình - nói: "Thừa nhận hôn nhân bình đẳng không chỉ đảm bảo quyền lợi chung của người đồn‌g tín‌h, song tính mà còn giảm thiểu đi hôn nhân dị tính giả tạo không dựa trên tình yêu và sự tự nguyện. Hơn nữa nó cũng nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trong việc thúc đẩy bảo vệ nhân quyền cho tất cả mọi người".

Ông Bình nhấn mạnh thêm: "iSEE mong muốn bộ luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi thừa nhận hôn nhân cùng giới như quyền có tài sản chung, quyền có con, quyền xin con nuôi, quyền thừa kế và các quyền khác mà Pháp Luật đang đảm bảo cho hôn nhân khác giới".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật