Cha mẹ chia tay, con “đói“ tình thương

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ dễ bị tổn thương tinh thần và bị các sang chấn tâm lý.
Cha mẹ chia tay, con “đói“ tình thương
Cha mẹ chia tay là thiệt thòi lớn cho trẻ (Ảnh minh họa).

Sau ly hôn, những đứa trẻ không chỉ tổn thương vì bị chia lìa với bố hoặc mẹ mà còn hay gặp nỗi tủi thân “con đói tình yêu của mẹ” vì không ở cùng mẹ hoặc ngay khi được mẹ mang theo.

1. Có mẹ nào nỡ phân biệt đối xử yêu, ghét với con, nhất là những đứa con tuổi còn ăn chưa no, lo chưa tới. Nhưng những đứa con có khi nhạ‌y cả‌m ngỡ lòng mẹ không yêu mình bằng anh em. Điều đó càng dễ xảy ra với những đứa con dẫu cùng mẹ đẻ ra nhưng bố mẹ ly hôn nên tan đàn thành đứa ở với mẹ, đứa đi theo bố.

Đứa theo bố khát khao quay quắt bàn tay mẹ chăm chút cực kỳ dễ bị đói tình yêu của mẹ vì nó khó tránh khỏi tị nạnh kiểu suy diễn với người anh em được sống cùng mẹ. Đứa ở với mẹ cũng có thể “đói mẹ”, bởi mẹ bận rộn kiếm sống hơn trước, ít dành thời gian thể hiện yêu và đón nhận tình yêu của con.

Nó đói còn bởi ngầm tị mẹ hay chiều đứa kia về vật chất, quà bánh hay vật dụng “ra tấm ra món” đáp ứng nhu cầu chơi, giải trí nhiều khi là xa xỉ của trẻ so với những đêm mẹ được ấp iu, bữa cơm mẹ chắt chiu chăm sóc dường như quá đương nhiên phần nó.


Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ dễ bị tổn thương tinh thần và bị các sang chấn tâm lý. (Ảnh minh họa).

Cảnh con riêng, con chung trong gia đình mới của mẹ cũng rất dễ khiến con tủi thân ngỡ tình yêu của mẹ dành cho mình hao mòn. Từ khi mẹ có dượng, con đã phải trải qua một cú sốc, cảm giác dượng lấy mất tình yêu của mẹ.

Tiếp đó, dù dượng và mẹ ý tứ bù đắp thì cú sốc tiếp theo vẫn chờ nó – mẹ có con khác, khác với những đứa sẵn có là nó và anh chị em cùng bố của nó. Những tổn thương gây “đói mẹ” này đặc biệt kinh khủng đối với trẻ nếu trong gia đình mới mẹ quá thiên về phục tùng người cha kế không thiện cảm với nó, hay mẹ bù đầu chăm sóc con chung mà “quên” nó.

Chỉ cần một câu nói nặng vô tình của mẹ, của dượng cũng có thể dấy lên cơn “đói mẹ” khó hồi phục.

Có khi vì thương đứa trẻ “thiệt thòi” ấy mà mẹ cùng dượng đều chăm chút nó hơn con chung một cách thật tâm hoặc xem cách làm ấy là hợp đạo lý và giữ tế nhị cho dượng. Thế là chính đứa con chung lại suy bì và “đói mẹ”.

Mẹ vẫn dễ mắc “bẫy” phân biệt đối xử vì sự thiếu kiềm chế trong thực hiện ý muốn bù đắp như vậy. Rốt cuộc con đang nuôi, con không nuôi và con chung đều thấy tổn thương


Cha mẹ ly hôn, con khát khao quay quắt tình yêu thương (Ảnh minh họa).

2. Nỗi tủi thân “đói mẹ” có ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển tâm sin‌ּh l‌ּý của con. Đứa con nào cũng có khả năng lệch lạc vì cậy được chiều hoặc vì bất mãn mẹ chẳng cần mình nữa.

Trẻ mẫu giáo, nhi đồng “đói mẹ” dễ trở nên còi cọc và yếu đuối tinh thần vì tuổi này không thể tự vượt qua được cơn đói ấy. Khi sa vào cơn đói, đứa trẻ có xu hướng co mình, khó hòa nhập vào tập thể và lĩnh hội các kỹ năng sống cơ bản từ chăm sóc bản thân tự lập, tới đón nhận và bộc lộ tình yêu thương hồn nhiên với mẹ và cả người khác. Những dấu vết trầm cảm nhỏ và lớn là khó tránh khỏi ở đứa bé hiện tại và sau này.

Con lớn tuổi dậ‌y th‌ì hay gặp ức chế mẹ không yêu hơn cả tuổi nhỏ. Bước chuyển tâm lý lứa tuổi này khiến ở chúng gia tăng mạnh nhu cầu được mẹ chăm sóc giải tỏa tâm lý, tư vấn sức khỏe sinh sản.

Sự “đói” nhu cầu này có thể khiến xuất hiện nỗi bất mãn với cuộc đời – mầm mống cho những bột phát hành vi có hại cho phát triển thể chất, nhân cách của trẻ. Các nghiên cứu luật học và xã hội học cho thấy “đói mẹ” là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ vị thành niên thất học, lang thang, phạm tội.

Tình yêu của mẹ thực ra không “dễ nhận thấy” đối với đứa con chưa lớn, người ta có câu “có con mới thấu lòng cha mẹ”. Cuộc mưu sinh vất vả của bà mẹ đơn thân hậu ly hôn hoặc việc mẹ bấn bíu giải quyết những khó khăn cả kiếm sống lẫn mắc mứu tế nhị với chồng mới, con chung dễ khiến đứa con riêng “đói mẹ”.

Mẹ sẽ đỗi đau đớn khi chững lại mà đối diện với thực tế con xa mình dẫu có vin cớ tất bật hoàn cảnh.

3. Một trái tim yêu công bằng của mẹ mới đích thực là có hiệu quả dẫn dắt hành vi bộc lộ tình cảm yêu con cao nhất, tạo môi trường cho con bộc lộ tình cảm với mẹ, duy trì quan hệ mật thiết mẹ con.

Ngay cả khi cần bù đắp cho con nọ nhiều hơn con kia cũng cần có sự giải thích phù hợp. Được hưởng tình yêu công bằng của mẹ, đứa con thoát ẩn ức “đói mẹ”, có cơ hội trở thành con người biết yêu từ trong tâm thức và bộc lộ hành động.

Ý thức thường trực về công bằng tình yêu ấy nhất định sẽ luôn giúp mẹ tìm ra cách để thể hiện bằng hành động tình yêu cho con dễ nhận thấy nhất ngay từ khi sắp ly hôn và sau ly hôn.

Cùng với sự công bằng, việc thường xuyên trò chuyện, giải thích vừa khiến tâm lý mẹ nhẹ bớt nỗi giằng xé xót con mà cũng là cách thể hiện “mẹ có quan tâm đến con, mẹ yêu con, mẹ luôn cần tình yêu của con”.

Con “đói mẹ” có thể ngăn ngừa bằng sự quan tâm đến con hậu ly hôn phù hợp với những nhóm tuổi khác nhau, cách bố mẹ hành xử có văn hóa, dẹp mâu thuẫn cá nhân để hợp tác hoàn thành vai trò phụ huynh. Rất cấm kỵ ngăn cản quyền thăm nuôi hay lấy con làm giá mặc cả các quyền lợi khác hoặc đày ải con để trả thù nhau.

Khi có con chung với bạn đời sau thì quá trình chuẩn bị tâm lý của mẹ dành cho con đang ở cùng và con không ở cùng càng quan trọng hơn so với đứa trẻ trong gia đình bình thường sắp làm anh chị. Lúc này rất cần sự hợp tác của bố dượng, bố đẻ.

Quá trình nuôi con chung, con riêng càng cần sự công khai để thể hiện tình yêu của mẹ. Một liệu pháp tình yêu rất hiệu quả đã được nhiều mẹ thực hiện thành công là thường xuyên giúp con hiểu rằng “em mới” vẫn là ruột thịt của con.

Sự tinh tế của mẹ sẽ giúp tạo ra xúc cảm yêu thương giữa những đứa con cùng mẹ khác cha. Tình cảm tự nhiên ấy sẽ khiến giảm dần, thậm chí xóa hẳn ức chế “thiệt thòi tình yêu” ở con riêng, con chung.

Nhiều người mẹ dẫu gặp nghịch cảnh hôn nhân nhưng đã vượt qua tất cả nhờ bền bỉ học hỏi trau dồi kĩ năng không để con đói mẹ ngay khi còn mẹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật