9X tự xâm kích: kinh hoàng!

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên các diễn đàn, blog thời gian qua cư dân mạng xôn xao về chuyện dùng dao lam tự rạch tay, xâm kích của một số học sinh. Nghe mà kinh hoàng.
9X tự xâm kích: kinh hoàng!
Rạch chữ trên tay (Ảnh Blog Only U)
Cắt tay chảy máu là “sở thích” của cô gái có tên lóng là Black Butterfly. Trong entry (bài viết) Điên, blogger này tâm sự về nguyên nhân của “sở thích” cắt tay chảy máu để giải tỏa stress. Blogger này cho biết, tập rạch nháp rồi rạch thật cả tay trái và tay phải với những lời lẽ rùng mình.

Qua mạng, tôi được biết Tr- cũng là một 9X bị “bệnh” thích cắt tay chảy máu.

“Da em lành, cắt xong được khoảng gần một tháng vết sẹo lại mờ, chữ khắc không còn nổi lên đẹp như lúc đầu nữa, nên em lại phải khắc lại”- Tr đưa tay ra khoe với tôi vết sẹo mới trong khi nói chuyện với tôi.

Nhìn nét khắc còn mới, vẫn còn máu trên tay, tôi rùng mình. Tôi hỏi: “Mẹ có biết em làm thế này không?”.

Tr thản nhiên: “Mẹ em đi tối ngày, sao biết được, mà có biết thì em giải thích là xuôi ngay!”. Tr. coi rạch tay là chuyện bình thường, và không có gì phải quá lo lắng!.

Một blogger dân Y khoa, chia sẻ: “Theo tâm thần học, người tự rạch tay chủ yếu do tác động của bên ngoài, lứa tuổi dậy thì lại dễ bị tác động. Một hiện tượng nữa dễ thấy ở trẻ tuổi dậy thì này là dọa t‌ּự t‌ּử. Muốn mọi người quan tâm chú ý tới mình bằng một hoạt động gọi là chơi trội”.

Những biểu hiện này nếu được chấn chỉnh sẽ rất nguy hiểm.

Tự xâm kích để kéo sự quan tâm về phía mình

TS Nguyễn Kim Quý

Bố mẹ nên tạo cho con có tính kỷ luật cao ngay từ nhỏ. Nếu để trẻ được thỏa mãn mọi nhu cầu sau này khi lớn lên, nếu không được thỏa mãn, dễ xảy ra tự xâm kích.

Nên hình thành năng lực cố gắng trong công việc để trẻ đủ khả năng đối mặt với khó khăn và vượt qua mọi khó khăn.

Trao đổi với TS Tâm lý Nguyễn Kim Quý- đường dây tư vấn 18001567 về vấn đề rạch tay như một căn bệnh đang lan trong một bộ phận 9x hiện nay, TS cho biết:

Đây gọi là hiện tượng tự xâm kích ở trẻ theo cơ chế tự vệ mang tính vô thức.

Khi các bạn trẻ gặp khó khăn hay có chuyện buồn, khi nhu cầu không được thỏa mãn một số trẻ sẽ lấy việc tự xâm kích mình để giải quyết cái buồn ấy thay vì sử dụng cơ chế thăng hoa hay cơ chế di chuyển để giải tỏa nỗi buồn ấy ra ngoài mà trẻ chuyển nỗi buồn ấy vào trong bằng cách đổ lỗi cho bản thân, tự xâm kích, tự hành hạ mình như cắt tay cắt chân, đánh mình...

Cơ chế tự vệ này cực kỳ có hại, nhưng cá biệt một số bạn vẫn sử dụng mỗi khi chống chọi với nỗi buồn; phần lớn họ là những người bị bệnh thần kinh yếu, mắc bệnh trầm cảm, đặc biệt thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì.

Tôi đã từng tư vấn cho một học sinh lớp 10, em đề nghị bố mẹ phải mua xe máy (trong khi gia đình đang không hạnh phúc, bố có bồ). Bố mẹ không mua xe, em phản ứng bằng việc cắt cổ tay, tự xâm kích để kéo sự quan tâm của gia đình về phía mình, và muốn bố mẹ quay về với nhau.

Giải thích về hiện tượng rạch tay này, TS Kim Quý cho rằng:

Đi cùng với cơ chế tự vệ là cơ chế lây lan, nhiều bạn trẻ thấy bạn bè tự xâm kích có hiệu quả trong việc lôi kéo sự quan tâm của người khác đã chia sẻ với nhau, và việc học nhau rạch tay, cắt cổ tay diễn ra rất nhanh, đặc biệt là ở những trẻ có nhu cầu được yêu thương, được trò chuyện, chia sẻ nhưng không có ai để nói, sử dụng cơ chế tự vệ này để thỏa mãn nhu cầu ấy. Những trẻ bình thường không có vấn đề gì bế tắc thì không xảy ra chuyện này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật