Nữ hoàng Anh sẽ không còn trị vì Australia?

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoại trưởng Australia, ông Stephen Smith ngày 20/4 tuyên bố việc nước này chấm dứt mối liên hệ với chế độ quân chủ của Anh quốc là điều “chắc chắn”, nhưng đây không phải là ưu tiên lớn nhất của Chính phủ.
Nữ hoàng Anh sẽ không còn trị vì Australia?
Nữ hoàng Anh Elizabeth II (trái) cũng là Nữ hoàng của Australia

Hơn 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh 2020 kết thúc chiều 20/4 tại Canberra đã kêu gọi Thủ tướng Australia Kevin tăng tốc “ý tưởng lớn” trên sau cuộc bầu cử tháng 11/2007, chấm dứt 12 năm cầm quyền của phe bảo thủ.

Các đại biểu chia thành 10 nhóm thảo luận để cùng kêu gọi chấm dứt những mối liên hệ dù chỉ trên hình thức với đế chế từng cai trị Australia và Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ không còn là Nữ hoàng của Australia.

Các đại biểu đề xuất kế hoạch 12 năm để đưa Australia thành chính thể cộng hoà, nhưng tình hình có vẻ lạc quan hơn khi Bộ trưởng Nội vụ Bob Debus khẳng định cần phải rút ngắn hơn nữa tiến trình này. “Tôi muốn chúng ta nói rằng chúng ta sẽ tiến tới nền cộng hòa vào năm 2010”, ông Debus tuyên bố với sự ủng hộ của 75% đại biểu.

Australia giành độc lập từ Anh quốc từ năm 1901. Tuy nhiên, Australia vẫn chịu sự chi phối nhất định của chế độ quân chủ lập hiến Anh quốc như các quốc gia khác nằm trong Liên hiệp Anh. Nữ hoàng Anh được chấp nhận rộng rãi là nguyên thủ quốc gia của Australia dù điều này không được quy định trong hiến pháp.

Toàn quyền Australia là người đại diện cho Nữ hoàng Anh, nhưng không nhất thiết phải là người Anh. Nhiều người Australia ủng hộ cho đất nước họ trở thành chính thể cộng hòa trong những năm qua.

Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 đã thất bại do sự chia rẽ trong công chúng về mô hình nhà nước cộng hoà và sự phản đối của Chính phủ do Thủ tướng hồi đó là ông John Howard đứng đầu.

Giấc mơ chấm dứt chế độ quân chủ, tiến tới nền cộng hòa vẫn được nhiều người Australia theo đuổi. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Smith nói rằng điều này sẽ không diễn ra vào năm 2010 dù Chính phủ của đảng Lao động ủng hộ kế hoạch này.

Theo ông Smith, Nữ hoàng Elizabeth II vẫn có được ảnh hưởng rộng rãi tại Australia và cần phải tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý nếu muốn thay đổi. Phó Thủ tướng Julia Gillard nói rằng hội nghị lần này thể hiện rõ mối quan tâm đối với nền cộng hoà.

“Tôi nghĩ hầu hết người Australia muốn tiến tới nền cộng hòa, nhưng vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về mô hình của nhà nước cộng hòa”, bà Julia phát biểu trên đài ABC.

Tuy nhiên, Liên đoàn Những người quân chủ Australia lại lên tiếng phản đối “ý tưởng lớn” trên. Ông Phillip Benwell, quan chức liên đoàn nói rằng Australia không cần phải cắt đứt liên hệ với chế độ quân chủ Anh quốc.

“Khi không có rắc rối gì với hiến pháp, không có cuộc khủng hoảng hiến pháp, vì sao chúng ta phải sửa đổi một số điều không cần phải sửa đổi?”, ông Phillip nói. Kiến nghị cuối cùng của các đại biểu sẽ được gửi tới Chính phủ, nhưng chưa có gì đảm bảo kế hoạch trên sẽ sớm được triển khai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật