Thu “18 triệu USD“ giày giả “giày hiệu“ từ Trung Quốc

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giới chức Mỹ ngày 16/8 cho biết, hải quan nước này vừa tịch thu 20.457 đôi giày giả nhãn hiệu Christian Louboutin nhập từ Trung Quốc. Số hàng hóa này có giá trị lên đến 18 triệu USD nếu được bán ở chợ đen và chợ điện tử.
Thu “18 triệu USD“ giày giả “giày hiệu“ từ Trung Quốc
Lô giày giả có nguồn gốc từ Trung Quốc vừa bị CBS tịch thu. Ảnh: CNN

Các quan chức thuộc Cơ quan bảo vệ biên giới và hải quan Mỹ (CBP) cho biết, các nhân viên chuyên trách nhập khẩu và nhân viên được cử đến cụm cảng biển Long Beach/Los Angeles đã  bắt giữ tổng cộng 20.457 đôi giày của nữ giới, vi phạm bản quyền thương hiệu của hãng giày nổi tiếng thế giới Christian Louboutin.
Ông Jaime Ruiz – người phát ngôn của CBP – trong một tuyên bố cho biết, số hàng giả nói trên được chia làm 5 chuyến để vận chuyển đến Mỹ, trong đó có 4 chuyến hàng bị giữ lại trong ngày 14/8 và một chuyến thứ 5 bị giữ ngày 27/7 vừa qua.
Người phát ngôn của CBP cho biết, những lô hàng trên được làm giả với độ tinh vi cao, người thường khó có thể nhận biết được. Theo CBP, các lô hàng có giá trị thực là 57.490 USD nhưng nếu được bán theo giá đề xuất của nhà sản xuất với danh nghĩa hàng thật, các đối tượng buôn bán hàng giả có thể thu về 18 triệu USD.
Theo thống kê của CBP, trong năm tài khóa 2011 (kết thúc vào ngày 30/9/2011) các nhân viên của họ đã tịch thu số lượng hàng hóa giả được vận chuyển vào nước này tăng 21% so với năm trước đó. Và nếu đem so sánh với năm 2002 thì số hàng hóa giả thu được trong năm 2012 có thể tăng đến 325%.
Cùng với sự phát triển của thị trường thương mại điện tử, các sản phẩm hàng hóa thời trang cao cấp nhái thường có mặt trên các trang web và chợ đen, mang lại lợi nhuận kếch xù cho những kẻ buôn lậu và làm giả vì người dân thường tin rằng họ đang mua hàng hiệu thật được giảm giá.
“Nhu cầu là có thực, và điều này lại ngày càng trở nên dễ dàng hơn để các đối tượng làm giả, làm nhái các sản phẩm và bán chúng trên Internet” – bà Therese Randazzo, người đứng đầu bộ phận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của CBP, cho biết.
Christian Louboutin chỉ là một trong số rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới bị làm giả tràn lan. Hồi đầu năm, 2 nhãn hàng Hermès và Burberry đã được bồi thường 63 triệu bảng Anh trong các vụ kiện chống lại các trang web lấy danh nghĩa của họ để bán hàng giả bất hợp pháp.
Paula Heacoc‌k – người giám sát các hoạt động thanh tra tại các cảng ở New York và New Jersey thì nói rằng, những người tiêu dùng sành sỏi có thể phân biệt được hàng giả - hàng thật dễ dàng nhưng đối với những người không am hiểu thì khả năng mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng là rất cao, nhất là khi nó được bán trên các gian hàng online, đòi hỏi người bán phải trả tiền trước khi nhận hàng.
Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã đóng cửa hàng trăm trang web đang bán các sản phẩm quần áo thể thao giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, thu giữ 1,5 triệu USD lợi nhuận bất hợp pháp của các trang web này. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng thừa nhận rằng đây chỉ là một chiến thắng trong cuộc chiến chống hàng giả từ Trung Quốc không bao giờ kết thúc. “Trung Quốc vẫn là nguồn cung hàng giả, hàng nhái số 1 của chúng tôi. Khoảng 62% hàng hóa giả mạo đã bị chúng tôi tịch thu có nguồn gốc từ Trung Quốc” – ông Heacoc‌k nói.
Theo số liệu được hải quan châu Âu đã công bố ngày 24/7, trong năm 2011 vừa qua họ đã bắt giữ tổng cộng 115 triệu sản phẩm hàng giả với tổng giá trị 1,3 tỷ Euro. Trong đó, theo cơ quan này có đến 73% hàng giả, kém chất lượng đến từ Trung Quốc và 7,7% hàng hóa có xuất xứ Hong Kong. Ủy ban châu Âu (EC) ngày 1/8 đã chính thức phát động chiến dịch chống hàng giả Trung Quốc, vốn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật