Bà bầu bị dạ dày có ảnh hưởng đến con?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phụ nữ mang thai bị dạ dày cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống. Dưới đây là những tư vấn của chuyên gia về các bệnh thường gặp khi mang thai và cách xử trí:
Bà bầu bị dạ dày có ảnh hưởng đến con?
Phụ nữ mang thai bị dạ dày cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống.(ảnh minh họa)

Hỏi: ‘Tôi có tiền sử mắc chứng bệnh về dạ dày. Thỉnh thoảng, chứng bệnh này vẫn khiến tôi khó chịu. Tôi cần lưu ý gì để khỏe mạnh hơn khi mang thai?

Trả lời: Bạn có thể mắc chứng ợ nóng nhiều hơn, do tác động của những bất ổn trong dạ dày. Do đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

- Bà bầu bị dạ dày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.

- Bạn tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.

- Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.

- Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.

- Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.

Hỏi: ‘Tháng trước, một người bạn của tôi phải dùng phương pháp kíc‌h thí‌ch sinh. Bé sơ sinh của cô ấy có trọng lượng gần 4kg. Có phải khi thai nặng cân thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp kíc‌h thí‌ch sinh?

Trả lời: Bác sĩ sẽ chọn cách kíc‌h thí‌ch sinh phụ thuộc vào từng thai phụ. Nguyên nhân có thể là do thai nặng cân, thai quá ngày hoặc do nguyên nhân khác từ người mẹ.

Phương pháp kíc‌h thí‌ch sinh được bác sĩ sử dụng như sau:

- Bác sĩ sẽ dùng ngón tay, kíc‌h thí‌ch vào tử cung của thai phụ để nó giãn ra, khiến thai phụ nhanh chuyển dạ. Nếu tiến triển tốt, thai phụ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24-48 giờ đồng hồ sau đó. Tuy nhiên, cách này đôi khi không thành công.

- Bác sĩ có thể chọc vỡ túi nước ối, bằng dụng cụ dài, mỏng như chiếc kim móc. Túi nước ối tràn ra sẽ kíc‌h thí‌ch cơn co bóp tử cung.

- Bác sĩ có thể đặt thuốc (dạng kem) vào tử cung của thai phụ.

- Bác sĩ có thể tiêm (hoặc truyền dịch thuốc) trực tiếp vào máu của thai phụ. Cách này có thể được dùng kết hợp với cách chọc túi nước ối.

Hỏi: ‘Năm nay, tôi 30 tuổi và mắc chứng đau nửa đầu từ khi tôi còn trẻ. Giờ, tôi đã mang thai được 6 tuần. Tôi phải làm sao?’

Trả lời: Một số nghiên cứu chứng minh, chứng đau nửa đầu có thể giảm hoặc tăng lên trong giai đoạn mang thai. Những yếu tố kíc‌h thí‌ch cơn đau nửa đầu bao gồm thực phẩm, chất lượng giấc ngủ, tình trạng stress… Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn mát hoặc túi chườm mát để làm dịu cơn đau.

Nếu chứng đau nửa đầu trầm trọng tới mức bạn không thể ăn uống được; bạn bị nôn hoặc gây ra những rắc rối sức khỏe khác, bạn mới nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc an toàn trong thai kỳ.

Hỏi: ‘Tôi đang mang bầu tuần thứ 20. Tôi biết là thai phụ không nên uống nhiều trà vì nó chứa caffein. Tuy nhiên, tôi nghĩ dùng một chút trà xanh mỗi ngày thì không gây hại gì. Điều này có đúng không?’

Trả lời: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh, thai phụ dùng caffein có liên quan đến yếu tố nhẹ cân ở bé sơ sinh. Ngoài ra, nhóm người mẹ sử dụng caffein cũng khiến bé sơ sinh dễ bị khó ngủ, hay nôn trớ, lo lắng, bồn chồn… Dùng caffein hàng ngày có thể gây ra chứng mất ngủ cho chính bản thân bạn. Nó cũng làm bạn bị gia tăng nhịp tim, rối loạn sự trao đổi chất, gây nên chứng hồi hộp, đau đầu. Đồng thời, caffein có chức năng làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt trong c‌ơ th‌ể, khiến bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Nếu bạn dùng ít trà xanh (lượng caffein không vượt quá 200mg/ngày) thì không gây hại cho thai. Tuy nhiên, trà xanh hầu như không chứa chất bổ dưỡng; do đó, bạn nên “cai” thói quen uống trà khi mang thai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật