Đối thoại Shangri-La: Chủ đề trọng tâm là biển Đông

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt không dự hội nghị.
Đối thoại Shangri-La: Chủ đề trọng tâm là biển Đông
Ảnh minh họa

Đêm 1-6 (giờ địa phương), hội nghị cấp cao an ninh châu Á lần thứ 11 (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) đã khai mạc tại Singapore. Hội nghị kéo dài ba ngày, tập trung vào các vấn đề biển Đông, an ninh Đông Bắc Á, nguy cơ chiến tranh mạng và các thách thức an ninh khác ở châu Á-Thái Bình Dương.

Phái đoàn hùng hậu Mỹ

Sáng 2-6, hội nghị sẽ tiến hành ba phiên họp toàn thể. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lenon Panetta sẽ phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất về chủ đề tái cân bằng của Mỹ hướng đến Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Shu Watanabe sẽ phát biểu trong phiên họp toàn thể thứ hai về chủ đề bảo vệ các quyền tự do hàng hải.

Chiều 2-6 sẽ diễn ra các phiên họp đặc biệt. Đáng chú ý là hai phiên họp về kiềm chế tranh chấp ở biển Đông và về tàu ngầm và an ninh khu vực.

Theo hãng tin Channel News Asia (Singapore), phát biểu khai mạc hội nghị cấp cao an ninh châu Á lần thứ 11, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhận định để xây dựng một cấu trúc hòa bình bền vững, các nước châu Á cần hợp tác với nhau trên cơ sở cân bằng động lực giữa các cường quốc hiện tại và các cường quốc mới nổi. Ảnh: GETTY IMAGES

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ thuộc Thượng viện Mỹ Joseph Lieberman và TS Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc viện Nghiên cứu Nam Hải quốc gia Trung Quốc, sẽ phát biểu trong phiên họp về kiềm chế tranh chấp ở biển Đông.

Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), hơn 200 cuộc gặp song phương và đa phương ở quy mô nhỏ sẽ diễn ra bên lề hội nghị. Chủ đề nổi bật là vấn đề biển Đông.

Năm nay, Mỹ tham dự hội nghị với phái đoàn hùng hậu. Dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta; Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey; Thứ trưởng Ngoại giao Bill Burns; Đô đốc Samuel Locklear, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương; trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mark Lippert.

Trong phái đoàn nghị sĩ Mỹ tham dự có ông John McCain, thành viên cấp cao Ủy ban Quân vụ Thượng viện; Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ (Thượng viện) Joseph Lieberman; nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

Báo chí Trung Quốc quan tâm

Báo Straits Times (Singapore) cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt không tham dự hội nghị. Dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc là Trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc.

Theo tạp chí Foreign Policy, đây là thời kỳ chuẩn bị chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc nên không có quan chức cấp bộ trưởng Quốc phòng tham dự.

Báo chí Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hội nghị. Báo Bưu điện Buổi sáng Thượng Hải ngày 1-6 đăng bài viết nhận định hầu hết các chủ đề trọng điểm thảo luận sẽ có nội dung chống lại Trung Quốc nhưng các nước có gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề biển Đông hay không vẫn còn là câu hỏi.

Văn Hối Báo (Hong Kong) nhận định Mỹ muốn khuấy động vấn đề biển Đông để kiểm tra sức mạnh Trung Quốc và hội nghị năm nay sẽ trở thành vũ đài đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhân Dân Nhật Báo có bài bình luận tranh chấp của Trung Quốc đối với các nước láng giềng không liên quan đến Mỹ và hành vi can thiệp chỉ là‌ּm tìn‌ּh hình phức tạp thêm.

Theo trang web Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1-6, trả lời báo chí trên đường bay đến Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh Mỹ sẽ củng cố sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm tới thông qua hợp tác với đồng minh và đối tác trong khu vực.

Ông nói thay vì lập căn cứ, quân đội Mỹ sẽ triển khai từng đợt ngắn hạn để tham gia tập trận, huấn luyện chung với các đối tác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật