VQG Cúc Phương “lặng lẽ“ giấu dịch?

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc các mẫu xét nghiệm từ cày vằn ốm chết tại VQG Cúc Phương cho kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1 những ngày qua đã gây xôn xao và lo lắng cho khách du lịch đến thăm quan. PV TS đã có mặt tại Cúc Phương ghi lại công tác chống dịch và thái độ của du khách, cũng như Ban quản lý ở đây về nguy cơ lây lan virus cúm nguy hiểm này.
VQG Cúc Phương “lặng lẽ“ giấu dịch?
Khắp khu Trung tâm nuôi động vật tại vươn Quốc Gia Cúc Phương đều được rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng Virkon

Ban lệnh giới nghiêm

Vườn Quốc gia Cúc Phương được chia làm hai phần khu: Khu Hành chính và khu Bảo tồn. Theo quy hoạch, khu trung tâm cứu hộ động thực vật hoang dã quý hiếm nằm tại khu Hành chính – ngay trước trạm thu vé được nằm tách bạch với khu bảo tồn. Tại đây, các loại đông vật: cày vằn, cày mốc, Tê Tê, chim công, nhím, Gà rừng… được chia thành từng phân khu rõ rệt.

Khu có cày vằn bị nhiễm H5N1ở Rừng Cúc Phương, cổng ra vào được đóng kín và khoá chặt, và được lệnh giới nghiêm. Khi chúng tôi đến, anh Trần Quang Phương, phụ trách khu bảo tồn tiếp chúng tôi bằng thái độ hết sức thận trọng. Vừa bước vào bên trong cổng, anh Phương không quên nhắc nhở phải nhúng giày vào hai chậu nước sát trùng Virkon S đặt sẵn trước mặt để chống lây nhiễm rồi khoá cửa lại. Đây là quy đình bắt buộc tại trung tâm

Theo quy định, Trung tâm cứu hộ động thực vật hoang dã quý hiếm chỉ cho phép các tổ chức nghiên cứu vào thăm quan, còn bình thường luôn đóng cửa kín mít. Anh Phương giải thích: “Đây là khu bảo tồn ngày thường đã rất ít người ra vào, nên khi có dịch cúm H5N1 trung tâm lại càng thắt chặt hơn. Những người được giới thiệu vào trung tâm trong những ngày này, để đảm bảo an toàn đều phải làm theo hướng dẫn của trung tâm và không được vào gần khu chuồng trại có động vật”.

dịch cúm H5N1 động vật ở Cúc Phương xuất hiện từ trong dịp Tết nguyên đán, khi động vật nuôi tại đây có biểu hiện ốm và chết nhiều. Ban đầu, các bác sĩ ở trung tâm cho rằng động vật chết do ngộ độc thức ăn nên đã tiến hành thu các mẫu bệnh phẩm đem đi xét nghiệm. Giả thiết ngộ độc thức ăn sau đó bị loại bỏ khiến các bác sĩ ở đây càng bối rối, bởi hiện tượng động vật chết không rõ nguyên nhân vẫn cứ tiếp diễn.

Trước tình hình đó, ngày 22/2, bác sỹ thú y Leanne Clack, một tình nguyện viên người Úc (VIDA) tại trung tâm đã đem theo 15 mẫu bệnh phẩm của 4 cá thể cày vằn bị chết vào bệnh viện nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm. Đến tối ngày 27/2 thì nhận được kết quả: cả 15 bệnh phẩm của cày vằn ở rừng Cúc Phương gửi vào đều nhiễm virus H5N1!

Cũng trong khoảng thời gian này, ngoài cày vằn, các loại thú khác như tê tê, java, cày vòi hương, chim chào mào cũng có biểu hiện ốm chết khá nhiều, nhưng các mẫu này khi xét nghiệm lại cho kết quả âm tính với H5N1.

Ông Đinh Văn Thẩn, Trưởng nhóm chăm sóc động vật đang loay hoay luộc chín thức ăn cho các động vật ăn, cho biết: "Thức ăn cho động vật phải được nấu chín vì phía trung tâm khuyến cáo nguồn thức ăn sống mua từ nơi khác về có thể là nguồn gốc dịch bệnh".

Cày vằn sống sót tại VQG Cúc Phương. Ảnh: Vũ Điệp
18h15, trong bộ trang phục bảo hộ trắng xoá, kín mít xách theo chậu thức ăn, ông Thẩn tiến về phía chuồng nuôi cày vằn rồi dặn PV phải đứng ở ngoài không được lại gần. Lúc trở ra, ông Thẩn thông báo: "Hôm nay cày vằn ra muộn hơn mọi hôm. Đây cũng có thể là triệu chứng mệt mỏi rồi sinh bệnh ở cày vằn".

Hiện tại, cả rừng Cúc Phương chỉ còn 8 cá thể cày vằn, đây là loại động vật quý hiếm nằm trong danh sách cần được bảo tồn. Trong những ngày qua, các bác sỹ thú y tại trung tâm đã tiến hành lấy các mẫu phẩm từ máu và nước bọt của cày vằn còn sống đem đi xét nghiệm. Trong lúc chưa có kết quả cụ thể, lệnh giới nghiêm tại khu vực này vẫn được các nhân viên khu bảo tồn thắt chặt. Các lối ra vào chuồng trại đều được phun thuốc khử trùng hai ngày một lần, nếu nhân viên chăm sóc động vật thấy có dấu hiệu bất thường thì phải báo cáo ngay với trung tâm.

Ở bên phía phân khu dành cho chim công, gà rừng, hươu, nai là một khu vực rộng khoảng 10ha. Công tác phòng chống dịch tại đây được trung tâm đặc biệt quan tâm. Xung quanh khu chuồng trại đều được các nhân viên làm vệ sinh phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột trắng xoá. Ông Hoàng Xuân Thuỷ, bác sỹ thú y của trung tâm không giấu sự lo lắng: “dịch cúm từ Cày vằn chưa lây lan sang các loại động vật khác, nhưng do khu vực này quá rộng nên chúng tôi phải tiến hành phòng dịch theo khu vực trọng điểm, phun thuốc khử trung và rắc vôi bộ theo định kỳ 2 đến 3 ngày/lần”.

Cúc Phương vẫn mở cửa

Trong khi đó, khu bảo tồn VQG Cúc Phương vẫn mở cửa cho khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan du ngoại. Khách ra vào tấp nập mà không hề thấy có biển báo hay bất kỳ một khuyến cáo nào cho biết: Cúc Phương đang có dịch cúm H5N1 ở động vật.

Tại phòng lễ tân, ngay cổng bán vé vào thăm quan, anh nhân viên Hoàng Xuân Thuỷ và chị Nguyễn Cẩm Thương, liên tục nhận được điện thoại của khách du lịch từ nhiều nơi gọi đến hỏi về dịch cúm H5N1 tại Cúc Phương. Và tất cả khách du lịch đều nhận được câu trả lời: “Trung tâm có cày vằn xảy ra dịch H5N1 nằm tách biệt với khu thăm quan của du khách và khu này cũng không phải là nơi dành cho khách du lịch đến thăm quan”.

Khách nước ngoài đến VQG Cúc Phương đang hỏi thông tin về dịch cúm H5N1 ở đây. Ảnh: Vũ Điệp.
Trong khi đó, nhiều khách đến thăm quan vì không chú ý nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nên không hề biết Cúc Phương có dịch cúm ở động vật. Tại khu trung tâm bản Bống của khu bảo tồn, nhiều du khách tỏ vẻ lo lắng khi đến đây mới nghe tin đang có dịch cúm H5N1 ở rừng Cúc Phương.

Anh Sơn, trưởng nhóm du lịch của đoàn khách Nam Định 15 người sau khi lo lắng hỏi chị nhân viên bán hàng cũng nhận được câu trả lời tương tự: “dịch cúm xuất hiện ở khu Trung tâm bảo tồn động thực vật hoang dã nằm cách ly hoàn toàn với khu Bảo tồn nên không phải lo vì dịch, các anh và các bác đến đây cứ yên tâm không phải lo ngại gì cả”.

Ông Bùi Đăng Phong, Phó giám đốc Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động thực vật hoang dã Cúc Phương. Ảnh: Vũ Điệp
Ngay cả một đoàn khách quốc tế của Pháp gồm 4 người đến thăm quan cũng cho hay không hề biết tại đây có dịch cúm gia cầm ở động vật. Tuy nhiên, tất cả đều tỏ thái độ bình thản khi nghe nhân viên thông báo khu vui chơi này không có dịch.

Để giải thích về việc không nêu khuyến cáo đối với khách du lịch đến thăm quan, du ngoại ở Cúc Phương, ông Bùi Đăng Phong, Phó giám đốc Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động thực vật hoang dã Cúc Phương đưa ra lý do: "Cá thể động vật cuối cùng chết vì nhiễm cúm gia cầm đã xảy ra từ ngày 18/2, đến nay đã quá 21 ngày, mà theo quy định của tổ chức y tế thế giới thì quá 21 ngày có thể khẳng định đã hết dịch".

Ngoài nguyên nhân trên, theo các nhân viên của Ban quản lý rừng Cúc Phương, việc không đưa ra khuyến cáo có dịch đối với du khách còn do e ngại du khách hoảng sợ không đến thăm quan, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch ở VQG Cúc Phương.

Trong khi đó, như TS đã thông tin, ngày 11/3, Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) đã có công điện gửi sở y tế các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa về việc triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus cúm A/H5N1 sang người, đặc biệt là cán bộ, công nhân thuộc vườn quốc gia Cúc Phương , khách du lịch và nhân dân sống trong khu vực lân cận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật