Kỳ 2: Tiềm ẩn nguy cơ - thiếu cách xử lý

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Xe ruồi” đang tung hoành khắp các tuyến phố Hà Nội, mặc nhiên vi phạm các quy định về giao thông. Khi mà nhiều phụ huynh vẫn bỏ tiền mua xe cho con trẻ, nhà trường không có phản ứng gì và cơ quan chức năng chưa vào cuộc... thì nhiều nguy hiểm đang chờ đợi.
Kỳ 2: Tiềm ẩn nguy cơ - thiếu cách xử lý
Ảnh minh họa

Đường phố là sân chơi!

Từ nhiều tháng nay, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục luôn là nơi tụ tập của hàng chục tay chơi “xe ruồi” ở Hà Nội. Sau khoảng 30 phút gom quân, hành trình diễu phố của “xe ruồi” sẽ bắt đầu. Mở màn, để gây chú ý, các “xe ruồi” đồng loạt thi còi xem còi ai kêu to, độc đáo hơn, nhạc nghe hay hơn... Cùng lúc, những âm thanh pha trộn inh ỏi làm nhiều người đi đường phải giật mình.

Chỉ chờ vậy, chủ nhân “xe ruồi” tiếp tục thể hiện các màn diễn “bốc đầu”, “bênh đít” tại khắp các tuyến phố mà nó đi qua. “Mốt” của dân teen hiện nay khi diễu phố trên “xe ruồi” phải đi hai người, một người đèo, người kia đứng phía sau ôm vai, bám cổ.

Xe ruồi làm náo loạn đường phố

Khi mới xuất hiện ở Hà Nội, “xe ruồi” và chủ nhân của nó thường đi vào ban đêm, lúc đường vắng vẻ, ở những con phố ít người qua lại. Nhưng thời gian gần đây, “xe ruồi” “xuất trận” vào bất cứ lúc nào, cả giờ tan tầm và trên những tuyến đường đông người qua lại. Không ai đếm hết lượng “xe ruồi” hiện nay là bao nhiêu, mọi người chỉ thấy những nguy hiểm đang rình rập các cô cậu học sinh hiếu động coi đường phố là sân chơi của riêng mình.

Nhiều chủ nhân “xe ruồi” đã bị ngã do bốc đầu, đánh võng hay va quệt với các phương tiện giao thông khác. Hơn nữa do “xe ruồi” và chủ nhân nó quá nhỏ bé, khi lưu thông trên đường phố, các loại xe khác và ôtô khó phát hiện để tránh sự cố va quệt.

Chiều 4-3, có mặt ở các cửa hàng bán “xe ruồi” trên phố Bà Triệu, chúng tôi bắt gặp nhiều BMX nhăn nhó đưa xe của mình đến sửa. Tuấn – học sinh trường THCS DL Văn Hiến nói: Vừa thực hiện vài động tác giống các BMX, xe của em đã bị cong vành, lệch tay lái, phải mang tới cửa hàng sửa chữa.

Nói là sửa, chứ nhiều xe phải thay thế phụ tùng mới - một nhân viên bán hàng tại đây cho biết. Với “nhã ý” muốn mua một chiếc “xe ruồi” tặng em trai, tôi được nhân viên của cửa hàng xe ASAMA - 53 Bà Triệu khuyên nhỏ: Nếu định đầu tư lâu dài, chớ dại mua “xe ruồi”, bởi dân chơi xe này hễ đã ngồi lên xe là tập bốc đầu, bênh đít. 

Những động tác này có lực tác động lớn, chỉ xe “xịn” mới gánh nổi, những chiếc xe nhái đang bày bán hiện nay chất lượng không đảm bảo cho những tác động đó. Anh này nói thêm: chính vì thế, “xe ruồi” là mặt hàng duy nhất chúng tôi không có bảo hành. Cửa hàng chỉ nhận sửa giúp khi gặp sự cố khiến xe bị hỏng.

Cơ quan chức năng chưa vào cuộc

Theo chân một tốp “xe ruồi” rong ruổi trên đường phố Hà Nội, PV ANTĐ được chứng kiến nhiều hành vi vi phạm luật lệ giao thông. Lắp còi đa âm sắc với công suất lớn, đèo người phía sau không đảm bảo các quy định an toàn, đi xe bốc đầu, lạng lách, đánh võng… Các biểu hiện trên đã trở nên thái quá, gây bất bình với nhiều người đi đường nhưng thực tế chưa thấy các cơ quan chức năng vào cuộc.

Ngay tại ngã 5 Ô Chợ Dừa, khi đang có tín hiệu đèn đỏ, những chiếc “xe ruồi” vẫn ngang nhiên bốc đầu vượt qua dòng người đang dừng. Hầu hết chủ nhân “xe ruồi” đều là con em những gia đình khá giả, được nuông chiều. Sau nửa ngày học tại trường, các em lại xách xe đi tụ tập thành từng nhóm phóng ào ào trên đường phố.

Không chỉ diễu phố, 9X hiện nay còn ngang nhiên đi “xe ruồi” đến trường học, làm náo loạn nhiều tuyến phố sau mỗi buổi tan trường. Có mặt tại một số cổng trường PTCS “điểm” ở Hà Nội, chỉ ngay sau tiếng trống tan trường lập tức, dòng học sinh ùa ra, và không gian nơi đây rộn rã tiếng nhạc, tiếng còi chói tai phát ra từ những chiếc “xe ruồi”.

Cùng chứng kiến cảnh tượng trên với chúng tôi, nhiều giáo viên chỉ biết “lờ” đi, len lỏi trong tiếng nhạc, nhanh chóng thoát ra khỏi đám đông hiếu kì. Nhiều nhà trường vẫn đang cho qua những vi phạm về luật lệ giao thông mà học sinh mình đang hồn nhiên mắc phải.

Đi tìm câu trả lời cho thực trạng trên, chúng tôi đến phòng CSGT-CATP Hà Nội, cơ quan có trách nhiệm xử lý các vi phạm về giao thông và có thể đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo đối với các trường hợp vi phạm.

Là một vấn đề gây sự chú ý trong dư luận, được báo chí nhắc tới nhiều trong thời gian qua, nhưng khi đến liên hệ để tìm hướng giải quyết, chúng tôi được giới thiệu tới bộ phận Văn thư - Phòng CSGT, để soạn câu hỏi, chờ xếp lịch hẹn và chờ cán bộ Phòng CSGT liên hệ lại.

Vẫn biết các quy định làm việc với báo chí là vậy, nhưng trước một vấn đề bức xúc, đang gây xôn xao dư luận như trên, việc đưa ra nhanh nhất dù là một lời cảnh báo, nhắc nhở của cơ quan chức năng  trước việc nhiều học sinh THCS đang coi “xe ruồi” là trò tiêu khiển trên đường phố là việc vô cùng cần thiết… ấy vậy, sự cần thiết đó đang bị những nguyên tắc cứng nhắc làm chậm lại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật