Năm 2007, 11 lao động Việt Nam chết tại Hàn Quốc

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dư luận lại sững sờ về số lao động Việt Nam chết tại Hàn Quốc vừa được công bố. Nguyên nhân t‌ử von‌g mà các cơ quan chức năng đưa ra, không có gì mới…
Năm 2007, 11 lao động Việt Nam chết tại Hàn Quốc
Một nhóm lao động Việt Nam tại Malaysia.

Báo cáo mới nhất của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - LĐTBXH) cho thấy, riêng năm 2007, trung tâm này đã đưa 10.490 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (trong khi số lao động Việt Nam đi lao động tại nước này năm 2006 là 5724 người).

Nhận xét của trung tâm này cho thấy, năm 2007 là thời gian có số lượng lao động có số lượng lao động đi cao nhất trong bốn năm thực hiện chương trình EPS, đưa Việt Nam trở thành nước có số lượng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc lớn nhất, đồng thời tỷ lệ lao động được chọn (so với hồ sơ gửi sang) cao nhất trong 10 quốc gia phái cử lao động.

Tuy nhiên, cũng như các thị trường lao động ngoài nước khác, đặc biệt là thị trường lao động tại Malaysia, đã có những lao động xấu số của Việt Nam phải bỏ mạng tại nước bạn, gây tâm lý lo lắng cho thân nhân và các cơ quan quản lý.

Mặc dù đã có sự phối hợp quản lý lao động chặt chẽ giữa Trung tâm lao động ngoài nước với Ban quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc để nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, nhưng vẫn có những hậu quả đáng tiếc và đau lòng xảy ra.

Thông báo chính thức của Trung tâm lao động ngoài nước, cho thấy, trong năm 2007, có 11 lao động bị t‌ử von‌g. Trong đó, tai nạn lao động dẫn đến chết người là một lao động; đột tử là 7 người; tai nạn giao thông là hai người. Và đặc biệt, một lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã bị t‌ử von‌g do lao động Indonesia sát hại.

Báo cáo này cũng cho thấy, ngoài số lao động bị t‌ử von‌g, đã có bốn lao động Việt Nam bỏ trốn ngay tại sân bay khi nhập cảnh vào Hàn Quốc; năm lao động khác không được nhập cảnh vào Hàn Quốc vì từng cư trú bất hợp phát tại nước này.

Trung tâm lao động ngoài nước, thừa nhận, đơn vị này đã không thực hiện việc định kỳ kiểm tra công tác giáo dục định hướng lao động tại các trường cũng như công tác tuyển chọn lao động tại các địa phương, đơn vị, đặc biệt là trường hợp có nghi vấn.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hoà, để hạn chế số người lao động Việt Nam bị chết ở nước ngoài, cần phải làm tốt khâu khám sức khoẻ cho người lao động trước khi xuất cảnh. Đồng thời, các doanh nghiệp phải tăng cường công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động.

Trong khi đó, một đại diện khác của Bộ LĐTB&XH cũng nói rằng, ngay trong năm 2008, bộ này sẽ tập trung vào ba nhiệm vụ chính là đẩy mạnh phát triển thị trường mới, nhất là thị trường thu nhập cao; tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng; phối hợp với các doanh nghiệp để làm tốt công tác quản lý người lao động khi đang làm việc ngoài nước…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật