Hình ảnh đầu tiên của vệ tinh tên lửa Triều Tiên

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các phóng viên quốc tế đã được phép đến thăm bệ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên vào ngày hôm qua (8-4), giữa lúc nước này đang chuẩn bị cho vụ phóng từ ngày 12 đến ngày 16-4.
Hình ảnh đầu tiên của vệ tinh tên lửa Triều Tiên
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên đã được đặt lên bệ phóng hôm 8/4. Nó có chiều dài 30 m và đường kính 2,5 m. Ảnh: AFP.

Các phóng viên đã được đến thăm trạm phóng vũ trụ Sohae, tại Tangchong-ri, tây bắc Triều Tiên. Phóng viên không được mang máy tính xách tay, điện thoại di động đến hiện trường, tuy nhiên được phép quay phim và được tham quan trung tâm điều khiển và vệ tinh mà theo lời các quan chức, đó là vệ tinh được phóng vào vũ trụ.

Tên lửa Ngân Hà-3 được đặt trên bệ phóng tại Trạm Vệ tinh Sohae ở Trung tâm Vũ trụ Tongchang-ri, thuộc huyện Cholsan của tỉnh Bắc Pyongan ở tây bắc Triều Tiên, hôm qua. Ảnh: AP
Video tên lửa đẩy vệ tinh của Triều Tiên

Một binh sĩ Triều Tiên đứng gác gần bệ phóng tên lửa Ngân Hà-3. Ảnh: AP
Khu vực bệ phóng và toàn bộ Trung tâm Vũ trụ Tongchang-ri được bảo vệ nghiêm ngặt. Các phóng viên được phép vào khu vực này cũng được theo sát nhất cử, nhất động. Ảnh: AP

Bao quanh khu vực bệ phóng tên lửa là lớp hàng rào dây thép gai. Ảnh: AFP

Cận cảnh tên lửa Ngân Hà-3 trên bệ phóng. Giới chức vũ trụ của Triều Tiên đã chuyển cả 3 tầng của tên lửa này tới đây trong những ngày qua và có thể thấy nó đang ở trạng thái sẵn sàng được phóng. Ảnh: AP

Các kỹ thuật viên Triều Tiên kiểm tra tên lửa Ngân Hà-3 hôm qua. Tên lửa này sẽ được phóng lên trong khoảng từ 12 tới 16/4 để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) vào quỹ đạo nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Ảnh: AFP

“Nếu các bạn cứ nhìn với con mắt của mình, thì các bạn có thể đánh giá đó là một tên lửa mang đầu đạn, hay một tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo. Và đó là lý do chúng tôi mời các bạn tới trạm phóng này”, Jang Myong Jin, người đứng đầu trạm phóng, nói.

Tên lửa dài 30 mét, đường kính 2,4 mét, sơn màu trắng, đỏ và xanh đã được lắp vào bệ phóng. Hiện các nhân viên kỹ thuật đang làm việc tại phần giữ và phần đáy của tháp phóng. Một lá cờ Triều Tiên và chữ Unha-3 (Ngân Hà 3) đã được trang trí trên tên lửa.

Jang Myong Jin cho biết, đó là một tên lửa đẩy, không phải là tên lửa mang đầu đạn. Nó được trang bị hệ thống tự hủy và như vậy, sẽ không ảnh hưởng tới các nước trong khu vực.

Hiện, cộng đồng quốc tế đang thúc giục Triều Tiên hãy từ bỏ vụ phóng vệ tinh, tuy nhiên, Bình Nhưỡng dứt khoát từ chối và cho rằng, vụ phóng là nhằm mục đích khoa học.

Sau khi đi vào quỹ đạo đồng bộ với Mặt trời, vệ tinh sẽ phát đi “bài hát về Tướng Kim Nhật Thành” và “bài hát về Tướng Kim Jong il”, ông Jin cho biết thêm.

Hôm 16-3, Triều Tiên thông báo sẽ phóng một tên lửa tầm xa mang một vệ tinh vào quỹ đạo quan sát trái đất từ 12 đến 16-4, nhằm kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Bình Nhưỡng luôn cho rằng, vụ phóng vệ tinh là nhằm mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc lại cho rằng, vụ phóng là một vụ thử tên lửa tầm xa trá hình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật