Căng thăng gia tăng khi vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên đến gần

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ và các đồng minh châu Á đã sẵn sàng để đánh chặn tên lửa của Triều Tiên nếu nó lạc vào lãnh thổ các nước này.
Căng thăng gia tăng khi vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên đến gần
Các chuyên gia Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh sắp tới (Ảnh: Tân Hoa xã)

Bất chấp việc Triều Tiên công khai việc chuẩn bị cho kế hoạch phóng vệ tinh thời tiết sắp tới trước các hãng truyền thông quốc tế, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đồng loạt triển khai tàu khu trục để đối phó. Căng thẳng giữa các bên tiếp tục gia tăng khi thời điểm Triều Tiên phóng vệ tinh đến gần.

Khoảng 70 phóng viên nước ngoài ngày 8/4 đã đến quan sát Trạm phóng vệ tinh Sohae ở khu vực Tongchang-ri thuộc tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên. Ông Jang Myung Jin, quan chức phụ trách trạm Sohae cho biết, tên lửa đẩy ba tầng Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 đã được lắp đặt nhưng chưa được tiếp nhiên liệu. Ông Jang Myung Jin cũng khẳng định, tên lửa Unha-3 là tên lửa đẩy, không phải tên lửa đạn đạo và có hệ thống tự hủy vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực.

“Chúng tôi sẽ phóng một vệ tinh mạnh mẽ để truyền dữ liệu về thời tiết. Chúng tôi cũng sẽ có một vệ tinh ghi hình địa chất và một tàu thám hiểm không gian trong tương lai. Tôi tin rằng nghị quyết của LHQ không cấm Triều Tiên phóng vệ tinh sử dụng phương tiện đẩy. Theo luật quốc tế về vũ trụ, mọi nước đều có quyền độc lập trong việc phát triển không gian và có chủ quyền rõ ràng về vấn đề này. Tôi thấy không có lý do gì mà Triều Tiên lại bị loại trừ khỏi các hoạt động phát triển không gian”.

Các nhà khoa học Triều Tiên tham gia kế hoạch phóng vệ tinh thời tiết cũng khẳng định tầm quan trọng của kế hoạch này. Một nhà khoa học nói: “Vệ tinh thời tiết này mang ý nghĩa quan trọng về sự phát triển kinh tế của đất nước Triều Tiên cũng như việc cải thiện đời sống của người dân Triều Tiên”.

Tuy vậy, sự công khai của Triều Tiên và những nỗ lực chứng minh việc phóng vệ tinh nằm trong kế hoạch nghiên cứu vũ trụ vì mục đích hòa bình, đã không thể khiến Mỹ và các đồng minh tại châu Á bớt ngờ vực. Ngay khi Triều Tiên đặt tên lửa vào bệ phóng, cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng loạt triển khai tàu khu trục lớp Aegis có trang bị tên lửa đạn đạo tới Hoàng Hải. Trong đó, Nhật Bản đã triển khai các hệ thống đánh chặn tại thủ đô Tokyo, các tỉnh miền Nam và vùng biển Hoa Đông, nhằm ngăn chặn các mảnh vỡ từ vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên có thể rơi vào lãnh thổ nước này.

Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba hôm 8/4 cho biết, nước này sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết hành động trước kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên tại Hội nghị Ngoại trưởng G8 vào ngày 11/4 tới ở Washington, Mỹ.

Ông Gemba nhấn mạnh, nếu Triều Tiên kiên quyết thực hiện vụ phóng tên lửa này sẽ phải nhận lấy phải ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế và không loại trừ khả năng Hội đồng Bảo an sẽ có một nghị quyết đối với Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, theo hãng tin NHK của Nhật Bản, phía Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ ba. Theo phân tích của Cơ quan tình báo Hàn Quốc, những hình ảnh thu được qua vệ tinh ngày 1/4 vừa qua cho thấy, Bình Nhưỡng đang đào một đường hầm mới tại cơ sở Punggye-ri ở miền Bắc, nơi đã diễn ra hai vụ thử hạt nhân trước đó của Triều Tiên vào các năm 2006 và 2009.

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết nước này yêu cầu Triều Tiên có một cái nhìn toàn cảnh hơn, giữ bình tĩnh và kiếm chế, đồng thời nhấn mạnh vấn đề này phải được giải quyết trên cơ sở đối thoại hòa bình./.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật