Giá thuê mặt bằng bán lẻ sẽ tiếp tục giảm trong năm 2012

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Colliers International dự báo công suất thuê và giá chào thuê trung bình mặt bằng bán lẻ tại TPHCM sẽ tiếp tục giảm hơn nữa trong năm 2012.
Giá thuê mặt bằng bán lẻ sẽ tiếp tục giảm trong năm 2012
Ảnh minh họa

TPHCM: Áp lực về giá và công suất thuê

Tính đến quý 1/2012, tổng nguồn cung diện tích bản lẻ trên địa bàn thành phố đạt khoảng 646.000 m2, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung chủ yếu đến từ trung tâm thương mại, trung tâm bách hóa và siêu thị, chiếm khoảng 87% tổng nguồn cung dự án bán lẻ chủ yếu tập trung ở khu vực quận 1 và quận 7 nhờ lợi thế về vị trí tốt và cơ sở hạ tầng phát triển. Các quận này chiếm khoảng 65% tổng nguồn cung diện tích bán lẻ.

Giá thuê trung bình của trung tâm thương mại, trung tâm bách hóa và khối đế bán lẻ trong quý 1 2012 đạt khoảng 70,6 USD/m2 trên tháng, không bao gồm phí dịch vụ và thuế VAT; giảm khoảng 4,0% so với cùng kỳ năm trước.

Công suất thuê trung bình của thị trường bán lẻ trong quý 1 đạt mức 90,3%, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Công suất thuê trung bình cao nhất ghi nhận tại trung tâm bách hóa, đạt mức 97%. Đối với trung tâm thương mại và khối đế bán lẻ, công suất thuê trung bình tương ứng là 88% và 86%.

Nguồn cung tương lai đến dự kiến sẽ đạt 1,27 triệu m2 với nhiều dự án quy mô lớn như Saigon One, Eden A, Pico Sai-gon Plaza, Kenton, Saigon M&C, Riviera Point.

Nguồn cung diện tích bán lẻ tương lai lớn, lạm phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ. Công suất thuê và giá chào thuê trung bình sẽ tiếp tục giảm hơn nữa trong năm 2012.

Tất cả các khối đế bán lẻ tại vị trí trung tâm thành phố như khách sạn Caravelle, New World, Opera View, Rex Arcade và Sheraton Saigon, đều đạt công suất thuê 100% Giá thuê trung bình của các khối đế bán lẻ này ghi nhận ở mức 110 USD/m2 trên tháng. Khách thuê chủ chốt tại các khối đế bán lẻ này là các thương hiệu nổi tiếng quốc tế như Gucci, Ralph Lauren, Burberry hay Louis Vuiton...

TPHCM là thị trường tiềm năng về phát triển bán lẻ do có lợi thế về dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao, thu nhập khả dụng tăng nhanh.

Đáng lưu ý, ba nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức hoạt động tại TPHCM bao gồm Takashimaya, Aeon và Te-masek đến từ Singapore và Nhật Bản. Takashimaya Singapore đã kí hợp đồng thuê 15.000 m2 từ dự án Sagon Centre giai đoạn 2. Tập đoàn bán lẻ Aeon giới thiệu Trung tâm thương mại Aeon-Celadon Tân Phú với tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD. Temasek liên doanh với SCID đầu tư dự án Trung tâm thương mại SC VivoCity cung cấp khoảng 72.000 m2 GFA bán lẻ.

Hà Nội: Nguồn cung khổng lồ gia nhập thị trường trong vòng 3 năm tới

Không có nguồn cung nào mới đi vào hoạt động trong quý 1/2012. Theo đó, thị trường chỉ biến động nhẹ về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. Tuy nhiên, ba năm tới sẽ là khoảng thời gian đầy khó khăn, bởi một lượng nguồn cung khổng lồ gia nhập thị trường, đặc biệt tại khu vực phía Tây.

Tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ của Hà Nội giữ nguyên ở mức 433.700 m2, trong đó 51,7% là thuộc về trung tâm mua sắm, 14,4% của trung tâm thương mại tổng hợp, 30,6% siêu thị bán buôn và 3,3% đến từ các khối đế bán lẻ. 

Các dự án bán lẻ mới đang dần hình thành tại các khu ngoại vi do có quỹ đất rộng cho phát triển dự án quy mô lớn. Các quận/huyện này chiếm tới 72% tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ Hà
Nội.

Hai nhãn hiệu cao cấp đến từ Pháp là Kenzo và Korloff chính thức có mặt tại Hà Nội qua kênh phân phối của Tam Sơn Fashion. 

Một loạt các khu vui chơi giải trí đi vào hoạt động, bao gồm ba rạp chiếu phim và hai khu trò chơi. VinGroup chào bán hạng mục bán lẻ đầu tiên tại Vincom Mega Mall (Royal City thuộc Quận Thanh Xuân) bao gồm Khu phố ẩm thực với diện tích lên đến 22.000 m2
.
Giá thuê trung bình giảm 2,3% so với quý trước do mức giảm của các trung tâm mua sắm. Khối đế bán lẻ và trung tâm thương mại tổng hợp không có thay đổi nào về giá chào thuê. Giá thuê tại khu vực trung tâm không thay đổi, do hầu hết đã được lấp đầy. Mức giảm 3.34% giá chào thuê trung bình đối với các trung tâm mua sắm khu vực ngoài trung tâm là do The Garden, Hà Thành Plaza và Syrena. 

Công suất, giá thuê trung bình mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội

Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các trung tâm mua sắm đạt 91,1%, giảm 1% so với quý trước, chủ yếu do Pico Digital rút khỏi Pico Mall, MTIC Decor rời The Garden và Hiệu sách FAHASA rời Hà Thành Plaza sau một thời gian dài đạt doanh thu rất thấp.

Khu vực phía Tây được dự báo sẽ trở thành điểm đến mua sắm mới trong khoảng ba năm tới. Riêng hai quận Thanh Xuân và Hà Đông sẽ chiếm tới 31,7% tổng cung toàn thành phố.

Colliers International nhận định nhiều chủ đầu tư sẽ phải trì hoãn tiến độ do khó khăn về vốn và tỷ lệ thuê thấp. Các báo cáo nghiên cứu và tư vấn nên được thực hiện nhằm xây dựng mô hình phù hợp với nhu cầu, hoặc tệ hơn, nhằm dịch chuyển sang mục đích đầu tư tiềm năng hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật