SHN phá sản, cổ phiếu bán tháo: Trách nhiệm thuộc về ai ?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 29/3, báo cáo tài chính quí IV/2011 của Cty cổ phần Tổng hợp Hà Nội Hanic - (mã chứng khoán SHN) chính thức gửi lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, theo đó Cty thông báo sắp phá sản khiến cho cổ đông và nhà đầu tư ngỡ ngàng.
SHN phá sản, cổ phiếu bán tháo: Trách nhiệm thuộc về ai ?
Ảnh minh họa

Thực ra, tiềm ẩn nguy cơ SHN phá sản đã được dự báo từ khi dự án Thanh Hà Cienco 5 bị đổbể… Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây chính là trách nhiệm thuộc về ai? Những cơ quan giám sát vốn trên TTCK haytrách nhiệm thuộc về DN? Để xảy ra tình trạng này, dẫn đến cổđông và nhà đầu tư có nguy cơ trắng tay.

SHN bị bán tháo ồ ạt

Trong công văn gửi Sở GDCK Hà Nội, ông Đinh Hồng Long - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SHN thừa nhận, Cty đang trong tình trạng sắp phá sản. Trong năm 2011, SHN đã mất vốn chủ sở hữu, từ 363,2 tỉ đồng giảm xuống còn 276,7 tỉ đồng, lỗ gần 70 tỉ đồng và dự kiến còn tiếp tục lỗ, vì không còn vốn, trong khi vẫn nợ thuế, nợ lương nhân viên, nợ phí bảo hiểm...

Mặc dù Sở GDCK Hà Nội chưa công bố thông tin chính thức, nhưng trên sàn giao dịch chứng khoán các nhà đầu tư rỉ tai nhau thông tin SHN sắp phá sản. Thông tin này lan ra, ngay lập tức tác động rất mạnh lên cổ phiếu này và tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Trongmấy phiên gần đây, SHN đã bị bán tháo ồ ạt. Dư bán giá sàn cuối ngày 19/3 còn hơn 7,5 triệu đơn vị, trong khi khớp lệnh trong cả hai phiên sáng và chiều chỉ đạt 56.500 đơn vị - một con số quá thấp, bi đát hơn cả trường hợp những ngày cuối cùng trên sàn hai cổ phiếu bị buộc phải hủy niêm yếtlà BBT và DVD trước đây.

Ngay 29/3 sau 9 phiên liên tục rớt sàn, giácổ phiếu SHN chỉ còn 3.400 đồng/ cổ phiếu, khối lượng dư bán 7,4 triệu đơn vị (ngày 29/3), ngày 28/3 là 7,5 triệu đơn vị,... Một điều đáng bàn là SHN là một cổ phiếu luôn được các nhà đầu tư chú ý trong các đợt sóng của thị trường. Cổ phiếu này thường có những đợt tăng giá bất thường theo kiểu lúc ồ ạt lên trần, lúc liên tục giảm sàn.

Theo công văn gửi tới Sở GDCK Hà Nội, SHN giải trình rằng, do muốn trở thành nhà phân phối độc quyền ở dự án Thanh Hà - Cienco 5, nên Cty quyết định hợp tác và cho Cty Beta vay 379,4 tỉ đồng (song mới cho vay 238 tỉ đồng thì dự án đứng trước nguy cơ... đổ bể). Chính điều này đã đẩy SHN lâm vào thế đường cùng. Nếu không thu được khoản tiền đổ vào Beta, SHN chắc chắn phá sản.

Thực hư về khả năng mất khoản tiền nói trên (vì ông Nguyễn Anh Quân –Tổng Giám đốc Cty Beta đã bỏ trốn sang nước ngoài) đến đâu là chưa được xác minh, do vụ việc còn phải được các cơ quan chức năng điều tra…

Lỗ hổng từ đâu ?

Theo bà Nguyễn Hồng Nhung - Đại diện sàn giao dịch BĐS Sông Hồng cho biết, rủi ro đối với Cty Hanic từ tháng 6/2011 đã lộ diện, vì ông Nguyễn Anh Quân - Tổng Giám đốc Cty Beta - chiếm dụng hết vốn chủ sở hữu và bỏ trốn ra nước ngoài...

Tuy nhiên, điều làm thị trường kinh ngạc là sự phá sản đến với SHN mà mới mấy ngày qua“còn có lãi và vẫn được magin”.Nghĩa là nhà đầu tư mua cổ phiếu SHN vẫn được vay tiền dưới sự bảo lãnh của các Cty chứng khoán… Nhưng điều kinh ngạc hơn khi lần này mọi rủi ro được dành trọn cho nhà đầu tưvìban lãnh đạo Cty, những người chịu trách nhiệm gây nên bi kịch này đã có thời gian từ nửa cuối năm 2011 đăng ký bán sạch cổ phiếu mà các cơ quan giám sát vốn trên TTCK không hề hay biết ?

Chưa biết sự việc sẽ diễn biến tiếp như thế nào nhưng trên thực tế là trong thời gian qua cả SHN và các cổ đông lớn tại Cty này đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu. Theo số liệu từ trang web cafeF.vn, giao dịch lớn của cổ đông nội bộ, trong tuần thứ hai của tháng 2/2011, SHN đã bán ra 830.000 cổ phiếu quỹ và 6 tháng cuối năm 2011 ông Long và một sốthành viên của HĐQT liên tục bán ra cả triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư chùn tay

Ông Nguyễn Anh Sơn -Nhà đầu tư chứng khoán trên sàn ABCS, phân tíchviệc mã cổ phiếu SHN phá sản trên TTCK trách nhiệm trước tiên thuộc về các cơ quan giám sát vốn trên TTCK. Nếu không qui trách nhiệm để khắc phục thì thị trường sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhà đầu tư sẽ chùn tay trước nỗi lo rủi ro không biết ập đến bất cứ lúc nào.

Có thể thấy sự việc trên là một hiện tượng khá mới trên TTCK VN. Trong các năm trước, rất hiếm khi có trường hợp một DN lại nhanh chóng công khai toàn bộ tình trạng bi đát mà DN đó đang phải đối mặt .

Về phía UBCK, cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK vẫn chưa thể hiện đúng chức năng của mình. Cụ thể, cơ quan này vẫn chưa có bộ phận phân tích chuyên nghiệp và hiệu quả để phát hiện các rủi ro còn ẩn mặt nhằm cảnh báo nhà đầu tư cũng như có các biện pháp cần thiết (như tạm ngưng giao dịch) đối với những trường hợp đặc biệt. Có thể thấy, quản trị rủi ro hiện nay của UBCK còn mang tính danh nghĩa, kiểm tra sau báo cáo nên thiếu giá trị thực tế và kịp thời khi cảnh báo các mã cổ phiếu làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản.

Có thể nói, từ những bất cập trong việc quản lý thông tin của Cty đại chúng niêm yết trên TTCK đã khiến nhà đầu tư bức xúc. Việc chịu trách nhiệm về công bố thông tin, cũng như nhữngtrường hợp DN phá sản bất ngờ như SHN là ví dụ có thể dẫn tới những thua thiệt không nhỏ cho các nhà đầu tư.

Mới đây, những tin đồn sáp nhập trong ngành ngân hàng, rồi những thông báo mua vào để chạy hàng, bán không kịp thông báo, chậm công bố thông tin...đã khiến giá cổ phiếu biến động mạnh theo chiều hướng có lợi cho người biết thông tin và có hại cho các nhà đầu tư. Vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý lại đang được đặt ra trong bối cảnh UBCK NN đang xiết lại kỷ cương hoạt động của các Cty CK theo thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật