Rét dữ dội: Người nhập viện tăng đột biến, trâu bò chết la liệt

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bà Nguyễn Lan Châu - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết đợt rét đậm tại miền Bắc trở thành đợt rét kéo dài kỷ lục trong lịch sử quan trắc, tới hơn 35 ngày liên tục.
Rét dữ dội: Người nhập viện tăng đột biến, trâu bò chết la liệt
Sợ con trâu cuối cùng bị chết nên gia đình ông Châu A Dê ở bản Vù Lùng Sung, xã Trung Chải (Sa Pa, Lào Cai) phải dùng ch

Đợt rét này tiếp tục làm đảo lộn cuộc sống của người dân và gây thiệt hại nặng nề. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, trưởng khoa bỏng trẻ em (viện Bỏng quốc gia), cho biết từ 29 tết đến mồng 7, khoa đã tiếp nhận sáu trẻ em bị bỏng do sưởi ấm. Trường hợp mới nhất nhập viện hôm 12-2. bệnh nhi ở Nam Định, mới 40 ngày tuổi, bị bỏng do máy sưởi nóng bằng mayso bắt cháy vào chăn.  

Tại viện Bỏng quốc gia, khoa cấp cứu cũng đang điều trị một số người già bị bỏng nặng do ngã vào bếp than; than củi đốt trong buồng ngủ để sưởi ấm hoặc lửa từ bếp sưởi bén vào chăn màn, quần áo. Trước tết, đã có hơn mười trường hợp bị ngộ độc vào cấp cứu tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cũng do đốt than sưởi trong phòng.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Đình Thoại - phó giám đốc bệnh viện Nhi VN - Hàn Quốc (Tam Kỳ, Quảng Nam) - cho biết do thời tiết giá lạnh những ngày sau tết nên số trẻ em nhập viện tăng đột biến. Ghi nhận trong buổi sáng 13-2 đã có gần 100 bệnh nhi nhập viện. Theo bác sĩ Thoại, chưa năm nào dịp tết thời tiết lạnh như năm nay. Nếu cha mẹ thiếu những kiến thức nhất định, nhất là không mặc đủ ấm khi các em ra đường thì có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, tính đến chiều 13-2 đã có gần 1.000 con trâu, bò thuộc chín huyện trong tỉnh chết do trời rét đậm.Trong đó, huyện miền núi Con Cuông với 256 con, Quỳ Hợp 300 con, Quế Phong 200 con, Quỳ Châu 250 con. Liên tục trong hơn hai tuần qua, tại các huyện miền núi Nghệ An nhiệt độ từ 9-10OC, trâu bò không thể chống chọi với rét buốt.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã có hơn 10.000ha lúa vụ xuân, 3.100ha lạc xuân bị chết. Các huyện có diện tích lúa chết nhiều là: Diễn Châu 1.500ha, Nam Đàn 1.300ha, Hưng Nguyên 950ha, Nghi Lộc 2.400ha... Trước tình hình rét đậm, rét hại đang kéo dài, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các địa phương hoãn các cuộc họp để cử cán bộ xuống cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chống rét, khắc phục số diện tích lúa, lạc đã chết. UBND tỉnh Nghệ An cũng hỗ trợ kinh phí 70% giá giống lúa lai để bà con nông dân gieo cấy lại diện tích lúa bị chết, đồng thời đề nghị các huyện trích ngân sách để hỗ trợ thêm.

V.TRƯỜNG - L.ANH - T.THIỆN - Đ.LAM

Phóng sự ánh

Sa Pa: trâu bò chết rét


Cả hai con trâu của gia đình ông Giàng A Chèo ở bản Chu Lìn 1, xã Trung Chải (Sa Pa, Lào Cai) đã bị chết

Đến ngày 13-2, thống kê chưa đầy đủ từ 11 xã trong tổng số 18 xã, thị trấn của huyện Sa Pa( Lào Cai) cho thấy đã có đến hơn 1.000 con trâu, bò bị chết trong đợt rét này, chiếm khoảng 20% tổng đàn của các địa phương trên.

Trong đó có xã trâu bò bị chết đến 30% như Trung Chải và có hộ có đến 7-8 con trâu, bò chết. Những người già trong vùng cho biết đây là đợt rét dữ dội kéo dài nhất trong vòng 25 năm qua ở xứ sở đã quen với giá lạnh này.

Điều đáng ngại nhất hiện nay là đàn trâu bò trong dân đã suy kiệt nên trong những ngày tới, việc trâu bò chết với số lượng rất lớn là điều khó tránh. Nguy cơ mất đàn trâu bò, tài sản lớn nhất của người dân Sa Pa, cũng là nỗi lo tái đói nghèo của hàng ngàn hộ dân của huyện sau đợt rét này.

Ông Châu A Dê bất lực nhìn con trâu cuối cùng gục ngã

Cháu Châu A Dơ, 12 tuổi, bản Chu Lìn 2 (Sa Pa, Lào Cai), buồn bã bên con nghé 3 tháng tuổi gục ngã vì rét

Ba anh em Giàng A Giả, Giàng A Dê, Giàng A Anh tự làm thịt và đi bán thịt con trâu duy nhất của gia đình

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật