Đường sắt muốn “bắt tay” doanh nghiệp logistics để khai thác 297 ga tàu

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng công ty Đường sắt đẩy mạnh việc kinh doanh vận tải hàng hóa. Đây là lĩnh vực đã đem lại nguồn thu chính khi trong thời gian tàu khách phải tạm dừng khai thác vì dịch Covid-19.
Đường sắt muốn “bắt tay” doanh nghiệp logistics để khai thác 297 ga tàu
Hệ thống hạ tầng đường sắt Bắc - Nam đang được khai thác. Ảnh: VNR

Ngành đường sắt: Hàng nghìn người mất việc

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam liên tiếp ghi nhận mức lỗ kỷ lục qua các tháng liên tiếp, nguyên nhân được chỉ ra là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến cho nhiều đôi tàu khách Bắc - Nam phải tạm dừng hoạt động.

Từ việc tàu khách không được hoạt động  đã dẫn tới doanh thu vận tải hành khách sụt giảm kỷ lục. Qua đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã chuyển hướng sang kinh doanh vận tải hàng hoá và ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan hơn khi thực hiện được 413.944 tấn xếp trong tháng 8, đạt 101,6% kế hoạch, bằng 105,4% cùng kỳ và 242,805 triệu tấn, đạt 91,9% kế hoạch, bằng 80% cùng kỳ.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ tháng 9 đến nay, tăng trưởng vận tải hàng hóa cũng đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí giảm do thiếu nguồn hàng và vận chuyển khó khăn hơn.

Tàu khách đã dừng toàn bộ các mác tàu, riêng tàu Thống nhất chạy hàng ngày SE8 dừng từ ngày 23/8, SE7 dừng từ ngày 25/8 đến 21/10 mới được tổ chức chạy lại.

Trong đó khi đó, vận tải hàng hóa vẫn đang duy trì chạy, nhưng do tình hình dịch ở các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp, bị đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ, nên lượng tàu hàng từ ga Sóng Thần ra các tỉnh phía Bắc giảm mạnh. Tàu hàng nhanh chuyên tuyến hai chiều Sóng Thần - Giáp Bát, TP.Hà Nội giảm đến hơn 50%. Thực tế này kéo doanh thu vận tải hàng hóa của Tổng công ty Đường sắt cũng  "lao dốc".

Vận tải đường sắt đang thiếu hụt dòng tiền trầm trọng, không thể tiếp tục chi trả lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của ngành đường sắt, do đó, phải tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động, các chi nhánh ga, các chi nhánh đầu máy...

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến đến 31/12/2021, có khoảng 25% người lao động khối gián tiếp tạm hoãn hợp đồng, kể cả cấp phó trưởng ban, phó giám đốc chi nhánh. Đối với lao động trực tiếp, tùy theo đặc điểm, chức năng đơn vị, chức danh và đặc điểm tuyến vận tải để sắp xếp công việc, với tổng số người giai đoạn này sẽ phải tạm hoãn việc làm khoảng 1.600 lao động.

Đường sắt đẩy mạnh kinh doanh vận tải hàng hoá

Để sớm khôi phục trở lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã "bắt tay" với Công ty CP Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (ILS) ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong khai thác vận tải, các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư đường sắt.

Việc hợp tác này được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Đặc biệt, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở pháp lý để hai bên hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác chiến lược bằng các dự án, hợp tác cụ thể.

Tàu đường sắt Việt Nam đang khai thác. Ảnh: VNR

Khi đẩy mạnh việc kinh doanh vận tải hàng hoá, trao đổi với PV Báo , ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định: "Thời gian, Tổng công ty đã đẩy mạnh việc kinh doanh vận tải hàng hóa. Lĩnh vực này cũng đã đem lại nguồn thu chính cho Tổng công ty trong thời gian tàu khách phải tạm dừng khai thác vì dịch Covid-19".

"Tổng công ty Đường sắt cũng báo cáo cấp có thẩm quyền giao 297 khu ga cho đường sắt theo hình thức tính vào vốn doanh nghiệp để chủ động khai thác, đầu tư hiệu quả hơn", ông Minh cho biết.

Theo ông Minh, việc hợp tác với doanh nghiệp logistics đầu tư ga hàng hóa là cơ hội để hai bên hợp tác khai thác vận tải cũng như đầu tư, kinh doanh phát huy tiềm năng về vận tải, hạ tầng khu ga, nhất là hạ tầng kho bãi các khu ga hàng hóa.

Được biết, sau khi hai bên hợp tác sẽ kết nối cung cấp dịch vụ cho các đối tác, khách hàng của ILS trong nước và nước ngoài; Tư vấn, đề xuất các giải pháp đầu tư và cung cấp dịch vụ sử dụng tối ưu hệ thống cơ sở hạ tầng của cả hai bên như các loại phương tiện vận tải, nhà ga, kho tàng, bến bãi, cảng, trung tâm logistics...

Cụ thể, hai bên thống nhất hợp tác trong việc khai thác cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa, logistics trên các tuyến vận tải nội địa, sử dụng dịch vụ đường sắt; Trên các tuyến vận tải kết hợp giữa các phương thức khác nhau, trong đó có đường sắt như: Cảng Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc); Cảng Cái Lân - Đồng Đăng - Quảng Tây - Vân Nam; Tuyến vận tải liên vận quốc tế Á - Âu khởi đầu từ ga Yên Viên qua Trung Quốc, kết nối đến các thành phố lớn tại châu Âu và ngược lại...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật