Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất bỏ khu cách ly và bệnh viện d‌ã chi‌ến

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường, xã và xóa bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện d‌ã chi‌ến.
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất bỏ khu cách ly và bệnh viện d‌ã chi‌ến
Ảnh minh họa

Đề xuất trên được bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc bệnh viện Hồi sức cấp cứu Bình Dương) chia sẻ tại buổi gặp mặt giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện lực lượng y tế tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Buổi gặp mặt diễn ra chiều 18/10.

Đưa y tế tư nhân vào cuộc

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu gọi Covid-19 là đại dịch nguy hiểm nhất của thế kỷ 21, gây ra tổn thất rất to lớn mà việc khắc phục không thể trong một sớm một chiều.

Ông cho biết trong đợt dịch lần thứ 4, hơn 20.000 cán bộ, viên chức, học viên và sinh viên tình nguyện đã được Bộ Y tế điều động hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh, thành phía nam. Tại nhiều bệnh viện, các y bác sĩ đăng ký lên đường còn vượt quá cả số lượng dự kiến ban đầu.

Chiến lược này có thể áp dụng cho tất cả địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng cao.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu

Với thực tế chống dịch đã trải qua, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất xóa bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện d‌ã chi‌ến. Thay vào đó, các địa phương hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường, xã. Người nhiễm nCoV được tự chăm sóc theo bộ tiêu chí đã được Bộ Y tế ban hành. Khu vực bị nhiễm có thể được cách ly hẹp.

Nếu số lượng ca nhiễm tăng đột biến (hơn 10% số mẫu lấy ngẫu nhiên) có thể cách ly cả thôn hay xí nghiệp; đưa y tế vào bên trong để chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Các ca tăng nặng, bệnh nền không ổn định hay người chưa tiêm có thể đưa sớm vào bệnh viện điều trị.

“Chiến lược này có thể áp dụng cho tất cả địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội”, ông Hiếu nêu quan điểm.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc bệnh viện Hồi sức cấp cứu Bình Dương). Ảnh: VGP.

Đề xuất thứ hai bác sĩ này đề cập là “tách đôi bệnh viện” với 2 lối đi riêng biệt cho người nhiễm hoặc không nhiễm nCoV; xác định bằng test nhanh sàng lọc và người nghi nhiễm cần được khẳng định bằng phương pháp PCR ở vùng đệm. Khi chắc chắn, bệnh nhân dương tính sẽ được đưa vào khu điều trị thông thường.

Cũng theo bác sĩ Hiếu, khu điều trị Covid-19 nên chia làm 3: Hồi sức cấp cứu; điều trị bệnh theo mức độ vừa và khu hậu Covid-19.

Ngay khi các ca đã có xét nghiệm âm tính thì cần chuyển ngay sang tầng hậu Covid-19 để chăm sóc điều trị như bệnh nhân thông thường. Khu điều trị cần đảm bảo có đầy đủ oxy hóa lỏng, trang thiết bị, thuốc, vật tư và nhân lực. Đây là việc cần làm lâu dài không chỉ dưới hình thức tạm bợ, d‌ã chi‌ến.

Để cuộc chiến bền bỉ, ông Hiếu kiến nghị cần đưa y tế tư nhân vào cuộc; cho phép bệnh viện tư thu phí dịch vụ như TP.HCM đã triển khai. Song song với đó, bác sĩ Hiếu cho rằng cần rà soát việc tiêm vaccine; sẵn sàng có kế hoạch tiêm cho trẻ từ 12-1‌8 tuổ‌i khi được hướng dẫn.

Đặc biệt, vị bác sĩ nhấn mạnh “không sợ Covid-19” là cách sống mới mà chúng ta cần chấp nhận. Nếu tỷ lệ t‌ử von‌g trong số người đã tiêm phòng như cúm mùa, theo ông Hiếu, không có gì phải sợ.

Trải qua đợt dịch lần thứ 4, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh bài học lớn nhất là phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở.

Thời gian khó khăn, đầy thử thách trong lịch sử ngành y

Phát biểu mở đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa của buổi gặp mặt và chia sẻ đất nước đã trải qua 4 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 4 đang từng bước được kiểm soát.

Công việc còn nhiều, chính sách với lực lượng chống dịch đang được nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

“Công việc còn nhiều, các chính sách với lực lượng chống dịch đang tiếp tục được nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh. Thời gian qua, chúng ta tập trung chống dịch cho nên việc hoàn thiện chính sách còn khiếm khuyết và có phần chậm trễ", Thủ tướng nói.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long một lần nữa nhấn mạnh cuộc chiến phòng, chống Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta, đã tạo nên thách thức chưa từng có trong tiền lệ đối với hệ thống y tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam.

Ông nói hơn 5 tháng qua là thời gian thật sự khó khăn và đầy thử thách trong lịch sử ngành y tế.

“Đến hôm nay, những cố gắng, nỗ lực, đóng góp, hy sinh các thầy thuốc, các y bác sĩ, các nhân viên, cán bộ y tế đã góp phần mang lại kết quả. Chúng ta đã bước đầu thành công, dịch bệnh được khống chế tại tâm dịch và được kiểm soát trên toàn quốc”, Bộ trưởng Y tế chia sẻ.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ hơn 5 tháng qua là thời gian thật sự khó khăn và đầy thử thách trong lịch sử ngành y tế. Ảnh: VGP.

Theo ông, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tham gia chống dịch vừa qua đã nỗ lực gấp 2-3 lần so với bình thường.

Người đứng đầu ngành y tế cho biết các y bác sĩ không chỉ phải vượt qua những khó khăn vì phải cứu người trong những hoàn cảnh ngặt nghèo và thiếu thốn, mà còn phải chịu nhiều áp lực rất lớn khi số lượng bệnh nhân tăng quá nhanh, phải giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân cùng lúc.

Bên cạnh đó, họ phải chịu đựng những gian khổ khi xa gia đình, người thân kéo dài; làm việc dài ngày trong môi trường lây nhiễm và căng thẳng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật