Nữ du kích bất khuất

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một tấm ảnh chụp bà Dilma Rousseff tại tòa án quân sự Rio de Janeiro năm 1970 đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận Brazi
Nữ du kích bất khuất
Nữ du kích Dilma Rousseff tại tòa án quân sự Rio de Janeiro năm 1970

Tấm ảnh xuất hiện trên tuần báo Epoca ngày 7-12-2011. Trong 41 năm qua, nó nằm im lìm trong hồ sơ quân cảnh Brazil ngoài tầm tay của báo chí. Gần đây, một nhà báo tên Ricardo Amaral được phép tiếp cận tấm ảnh lịch sử trong thời gian ông viết tiểu sử của bà Dilma Rousseff, nữ tổng thống đầu tiên của Brazil. Cuốn sách có tựa đề A vida quer é coragem (Cuộc sống đòi hỏi phải can đảm) vừa được phát hành rộng rãi ở Brazil. Đó là một câu nói nổi tiếng của Guimaraes Rosa, một nhà văn lớn Brazil.

Jeanne d’Arc Brazil

Epoca là tờ báo đầu tiên được phép đăng tấm ảnh tư liệu quý giá gây sốc. Nó cho thấy một nữ du kích Rousseff 22 tuổi hiên ngang ngồi trước hai vị thẩm phán quân sự lấy tay che mặt trước thợ ảnh. Lúc đó, Rousseff vừa trải qua 22 ngày tra tấn dã man với đủ thứ đòn độc địa bao gồm cả hai đòn truyền thống là gí điện vào chỗ hiểm vàtrấn nước.

Gương mặt đó, đôi mắt đó đã mê hoặc người dân Brazil. Nó khiến những người hâm mộ bà không tiếc lời ca tụng. Mặt khác, nó cũng là đề tài để những kẻ thù của bà đưa ra những lời bình luận đầy ác cảm trên các mạng xã hội.

Bà Dilma Rousseff, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới bên cạnhnữ thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đã bắt đầu sự nghiệp chính trị như thế, từ phong trào du kích đô thị theo chủ nghĩa Mác-Lê sau cuộc đảo chínhquân sự năm 1964.

Sinh ngày 14-12-1947 tại thành phố Belo Horizonte, bang Minas Gerais, Dilma Vana Rousseff (tên thường gọi là Dilma Rousseff) là con gái của Pedro Rousseff, một luật gia và doanh nhân Bulgaria. Mơ ước của bà thời ấu thơ là trở thành vũ công ba lê, lính cứu hỏa và nghệ sĩ xiếc đu dây.

Trong một lần được các bà sơ của trường dẫn xuống các xóm nghèo vùng ven thành phố để chứng kiến khoảng cách giàu nghèo quá lớn giữa một thiểu số tầng lớptrung lưu và đa số thị dân nghèo, cô học trò Rousseff thấy một em bé ăn xin có đôi mắt buồn thăm thẳm. Động lòng, bé xé làm hai một tờ giấy bạc, đưa cho bé ăn mày một nửa và giữ lại một nửa mà không hề biết rằng làm như thế tờ giấy bạc không còn giá trị.

Cuộc đời của Rousseff rẽ ngoặc khi cha Pedro đột ngột qua đời năm 1962. Hai năm sau, Rousseff chuyển từ một ngôi trường bảo thủ sang một trường trung họccấp tiến. Bà Rousseff cho biết chính ở ngôi trường mới, bà ý thức được tình hình chính trị “ngột ngạt” của Brazil dưới chế độ quân phiệt. 20 tuổi, Rousseff gia nhập POLOP, một nhánh của Đảng Xã hội Brazil.

Các tướng tá chiếm chính quyền năm 1964 cai trị đất nước Brazil với bàn tay sắt với chiêu bài “bảo vệ an ninh quốc gia”. Họ đàn áp thẳng tay các nghiệp đoàn lao động và tầng lớp người nghèo, kiểm duyệt gắt gao báo chí. Từ POLOP, Rousseff chuyển qua VAR-Palmares, một tổ chức chính trị quân sự bí mật theo khuynh hướng Mác-Lê.

Từ thập niên 60 đến thập niên 70, một trong những hoạt độngđình đám của VAR-Palmares là bắt cóc các nhà ngoại giao nước ngoài để trao đổi chính trị phạm. Đại sứ Mỹ đổi được một chục người. Đại sứ Đức đổi được 40 người. Một đặc sứ Thụy Sĩ đổi được 70 người. Trong thời gian này, thông tin về vai trò của Rousseff có nhiều khác biệt. Có người nói bà làm lãnh đạo, chỉ huy các chiến dịch quân sự cho nên bà còn có biệt danh là “Jeanne D’Arc của phong trào du kích” Brazil. Nhưng cũng có người nói bà chỉ làm chính trị.

Ngày 16-1-1970, nữ du kích Rousseff tình cờ bị cảnh sát bắt vì mang súng trong người. Rousseff bị giam trong nhà tù Tiradentes (được ví giống như nhà tù Abu Ghraib của Mỹ ở Iraq bởi sự tàn bạo) ở Sao Paulo. Tại đây, sau 22 ngày bị tra tấn dã man, bà bị đem ra tòa án quân sự xét xử. Trước tòa, bà tố cáo đích danh những người tr‌a tấ‌n bà.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bà bị kết án 6 năm tù giam. Sau khi ở tù được ba năm, bà được tòa án quân sự tối cao giảm án xuống còn 25 thángvà được thả vào cuối năm 1972 kèm theo lệnh cấm hoạt động chính trị 18 năm.

Đen tình, đỏ sự nghiệp

Bà Rousseff trải qua hai đời chồng đều là chiến hữu cùng chí hướng. Năm 1968, bà cưới nhà báo Claudio Galeno, người giới thiệu bà vào phong trào du kích. Năm 1973, bà chia tay một cách êm thắm với Galeno vì “hoạt động bí mật ở hai thành phố khác nhau không phù hợp với đời sống vợ chồng” như Galeno thừa nhận. Năm 1981, hai người mới chính thức làm thủ tục ly dị.

Người chồng thứ hai là luật gia Carlos Araujo, thủ lĩnh một nhánh của Đảng cộn‌g sả‌n Brazil. Hai người từng ở tù chung. Ra tù trong lúc Araujo còn ở tù, bà xin làm giáo viên không côngtrong nhà tù để ở gần chồng. Họ sống với nhau gần 30 năm và có một đứa con gái nhưng cuộc hôn nhân này cũng gặp nhiều trắc trở. Năm 1994, họ ly thân rồi tái hợp, đến năm 2000 thì ly dị hẳn.

Không gặp may trong tình trường, bà Rousseff thành công rực rỡ trên chính trường. Xuất thân là một nhà kinh tế, bà từng giữ nhiều chức vụ cao cấp ở bangPorto Allegre như giám đốc Sở Tài chính (1986), giám đốc Sở Năng lượng (1993) trước khi tham gia chính phủ của ông Lula da Silva với chức vụbộ trưởng năng lượng (2003) và chánh Văn phòng Phủ Tổng thống (2005). Tháng 3-2010, được ông Lula da Silva tin tưởng và giới thiệu, bà đại diện Đảng Công nhân ứng cử tổng thống Brazil, đắc cử vòng 2 ngày 31-10-2010 và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Brazil.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật