Các hoàng đế Trung Hoa chết vì “bệnh khó nói”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoang dâ‌m vô độ, mắc các hội chứng lệch lạc về tìn‌ּh dụ‌ּc, lạ‌m dụn‌g thái quá các phương pháp kíc‌ּh dụ‌ּc… nhiều vị hoàng đế thời phong kiến ở Trung Hoa đã phải nhận lấy những kết cục bi thảm như vương triều sụp đổ, tuyệt tự tuyệt tông và cuối cùng là mất mạng trong sự đau đớn và hổ thẹn…
Các hoàng đế Trung Hoa chết vì “bệnh khó nói”
Ảnh minh họa

Mất ngôi, bỏ mạng vì lối sống trác táng

Nam Bắc triều là một thời kỳ động loạn ở Trung Quốc cổ đại, các đời vua tồn tại đều rất ngắn ngủi. Một nguyên nhân khiến các vị hoàng đế thời kỳ này đoản mệnh là do ai nấy đều háo sắc và dâ‌m loạn. Trong số đó nổi bật là hoàng đế Lưu Tử Nghiệp - kẻ khiến người ta ghê sợ bởi thói loạ‌ּn luâ‌ּn quái dị. Vốn rất yêu quý người chị ruột là Sơn Âm công chúa Sở Ngọc, khi vừa lên ngôi lúc 16 tuổi, Lưu Tử Nghiệp đã cho mời chị gái vào cung để thông dâ‌m rồi giữ lại không cho về. Bà chị này cũng cùng một giuộc với cậu em, chỉ thích thú vui xác thịt, bất kể đạo lý. Ngoài chị gái, Lưu Tử Nghiệp còn không tha cả người cô ruột là công chúa Tân Sái. Sự loạ‌ּn luâ‌ּn của vua đã làm bại hoại cả phong khí quốc gia thời đó. Theo sử sách ghi lại thì Lưu Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâ‌m. Vua thường bắt các vương phi, công chúa ra đứng đầy sân rồi cho kẻ hầu người hạ hành dâ‌m với họ, còn vua đứng xem. Vị hôn quân này còn bắt các cung nữ khỏa thân chạy khắp sân để xem, rồi giết khi họ đã kiệt sức. Không chịu nổi trước lối sống trác táng đến bỏ bê vương nghiệp của vị vua trẻ, người chú ruột của Lưu Tử Nghiệp đã quyết định trừ khử vua để lên ngôi kế vị nhằm trấn hưng đất nước.

Làm sụp đổ vương triều vì “nghiện” quần giao

Chính vì quá ham mê nhục dục mà vua Thuận đế, tên thật là Thỏa Hoàn Thiết Mộc Nhĩ, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đã làm vương triều nhà Nguyên sụp đổ. Khi Thỏa Hoàn được thừa kế ngôi báu, nhà Nguyên đã không còn mạnh như trước. Nhưng thay vì củng cố vương triều, ông vua này vẫn đắm mình vào hoan lạc. Cung điện trở thành nơi ông ta học lý thuyết và thực hành mọi cách thức giao hoan. Gái đẹp khắp nơi được thu gom vào cung để nhà vua “luyện công”. Trò ưa thích nhất của Thỏa Hoàn khi thực hành thuật mâ‌ּy mư‌ּa là quần giao. Không chỉ bắt nhiều cung phi hành lạc cùng mình một lúc, ông ta còn bắt các quan lại “vào cuộc”. Có một vị hoàng đế như thế, nhà Nguyên không mất mới là chuyện lạ. Bởi vậy, Chu Nguyên Chương đã dễ dàng tiêu diệt vương triều Nguyên từng xưng hùng xưng bá khắp thế giới một thời.

Chết yểu vì lây bệnh từ gái lầu xanh

Trong lịch sử Trung Quốc, những hoàng đế hoang dâ‌m, chơi bời không ít như Đường Hiến Tôn rất thích “lâm hạnh” các kỹ nữ, Tống Huy Tôn si mê gái lầu xanh nổi tiếng Lý Sư Sư, Minh Vũ Tôn cũng thường xuyên dẫn tuỳ tùng lẻn ra ngoài cung “ăn vụng”. Nhưng chơi bời chốn lầu xanh đến mức mất cả tính mạng thì có một người là hoàng đế Đồng Trị Tải Thuần nhà Thanh. Tuy làm vua nhưng Đồng Trị không có thực quyền, vì mọi quyền lực nằm trong tay người mẹ là Từ Hy thái hậu. Thậm chí cả chuyện â‌ּn á‌ּi, yêu đương của vị vua trẻ này với các hoàng hậu, phi tần cũng bị Từ Hy “chỉ đạo”. Chán đời, vị vua trẻ theo các thái giám ra ngoài cung tìm thú vui ở chốn lầu xanh. Kết quả của những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với gái giang hồ là Đồng Trị mắc bệnh giang mai, rồi chết trong đau đớn khi mới 20 tuổi. Vụ việc này đã trở thành một sự kiện bê bối lớn và chưa từng có trong lịch sử các đế vương Trung Quốc.

Hán Thành Đế chết vì mê sắc dục.

lạ‌m dụn‌g thuốc kíc‌ּh dụ‌ּc

Để sung sức và có thể “hưởng thụ” hết gái đẹp trong tam cung lục viện, hầu hết các vị vua thời phong kiến ở Trung Hoa đều phải dùng đến “xuân dược”. Tuy nhiên, bên cạnh việc giúp cho các ông hoàng có được sức mạnh bền bỉ để “tả xung hữu đột” trong phò‌ּng th‌ּe, những viên xuân dược này cũng đã rút cạn sức lực của họ vì nó quá bị lạ‌m dụn‌g. Trong số những vị vua bỏ mạng vì thuốc kíc‌ּh dụ‌ּc có hai cha con là Minh Thế Tông và Minh Mục Tông. Cả hai vị vua này đều rất sùng bái xuân dược. Nhiều thầy thuốc nhờ dâng được loại xuân dược quý, giúp vua trở thành “anh hùng” trên giường mà được vua cất nhắc, trọng thưởng. Kết quả là sau 9 năm “phong độ” nhờ đủ các loại xuân dược, Minh Thế Tông đã băng hà do ngộ độc một loại xuân dược có tên “hồng diên đan”. Con trai ông là Minh Mục Tông thừa kế ngai vàng, cũng thừa kế luôn cả thói hoang dâ‌m của bố cùng “phương thuốc thần” kể trên. Vì lạ‌m dụn‌g xuân dược sớm hơn vua cha nên Mục Tông cũng chết sớm hơn, sau 6 năm ngồi trên ngai vàng, khi mới 36 tuổi.

Cùng chết vì nguyên nhân sử dụng thuốc kíc‌ּh dụ‌ּc vô tội vạ còn có Chu Tuyên đế Vũ Văn Vân triều Bắc Chu, thế kỷ 6. Tương truyền, chính vì thói ham mê xác thịt quá độ mà ông vua này thường xuyên phải dùng thuốc kích dục để có thể hưởng lạc thâu đêm suốt sáng. Cuối cùng là chỉ một năm sau, nhà vua đã băng hà vì kiệt quệ sức lực khi mới 21 tuổi.

Mất mạng vì tận lực phục vụ giai nhân

Tuy bị hậu thế chê cười nhưng Hán Thành Đế vẫn được giới đàn ông ghen tị vì được sở hữu hai trong những đại mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đó là Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Phi Yến và Hợp Đức vừa có nhan sắc tuyệt mỹ vừa có nhu cầu ghê gớm về tìn‌ּh dụ‌ּc. “Phục vụ” được hai mỹ nhân này đã bở hơi tai, vị vua hiếu dâ‌m Hán Thành đế vẫn muốn ngự hạnh nhiều phi tần khác nên không thể tránh khỏi lao lực. Sức người có hạn trong khi dụ‌ּc vọn‌ּg vô biên, vị hoàng đế này tất yếu phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông ngày đêm gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc. Thế nên ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã thân tàn ma dại, xác xơ, kiệt quệ. Năm 45 tuổi, Hán Thành đế đã đột tử ngay trong cuộc mâ‌ּy mư‌ּa với Triệu Hợp Đức. Để có sức “lâm hạnh” Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó, nhà vua dùng đến 7 viên liền nên mới chết vì quá liều.

Câu chuyện của các hoàng đế trên tuy là chuyện ngày xưa nhưng cũng có thể là bài học cho các quý ông bây giờ, nhất là những quý ông có điều kiện để “chơi bời”. tìn‌ּh dụ‌ּc có thể là liệu pháp dưỡng sinh, nhưng cũng có thể hủy hoại sức khỏe và cả tính mạng. Cái làm nên sự khác nhau chỉ là mấy chữ “liều lượng” và “biết điểm dừng” mà thôi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật