Đi cứu trợ sao cho an toàn?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc quyên góp cứu trợ, hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn trong cuộc sống, trong thiên tai là việc làm xuất phát từ tâm nhưng khi tiến hành, cần tìm hiểu kỹ nơi đến và các quy định liên quan
Đi cứu trợ sao cho an toàn?
Người dân huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) khốn khổ vì bùn đất sau khi lũ rút Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trận lũ lịch sử xảy ra tại các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất nặng nề cho người dân. Nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện đã đứng ra kêu gọi, vận động, nhận hỗ trợ và trực tiếp đi cứu trợ cho bà con vùng lũ. Tuy nhiên, để việc quyên góp, cứu trợ được thiết thực, hiệu quả, an toàn thì cần lưu ý nhiều vấn đề.

Tìm hiểu kỹ nơi đến

Đầu tiên, cần tìm hiểu thông tin nơi mình sẽ đến cứu trợ để nắm được tình hình cụ thể về mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của người dân. Hiện nay, các phương tiện truyền thông cập nhật liên tục, chính xác thông tin về nơi xảy ra thiên tai hay những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi nắm dữ liệu thì định hình được nơi đến đang ra sao, cần giúp đỡ những gì nhằm lên kế hoạch kỹ lưỡng, cụ thể cho việc vận động cứu trợ, sử dụng phương tiện di chuyển và tính toán giải pháp đối phó với những khó khăn trên đường đi.

Khi đã có nguồn kinh phí từ việc huy động, cần nhanh chóng lên phương án và làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương (UBND, MTTQ các cấp huyện, xã) để cập nhật tình hình mới nhất. Bởi chính quyền địa phương sẽ hiểu rõ về cơ cấu dân số cũng như mức độ thiệt hại của các hộ dân cùng khả năng kinh tế của mỗi hộ. Từ đó, người làm công tác thiện nguyện sẽ có phương án hợp lý về số lượng tiền, hàng, cân đối được nguồn đóng góp, lên kế hoạch tặng quà, hiện vật, hiện kim theo danh sách...

Có thể làm phiếu phát trước cho người dân để tại buổi phân phối, người dân cầm phiếu lên nhận tiền, hàng cứu trợ trong trật tự, an toàn; còn nhà hảo tâm sẽ kiểm soát được việc phân phát đến đúng nơi, đúng đối tượng, tránh trường hợp có hộ nhận nhiều lần, hộ khác không có gì.

Với những vùng đang bị lũ lụt, nước dâng cao, người dân không đi lại được, người làm thiện nguyện nên đi theo từng nhóm cùng với sự hỗ trợ của cán bộ chính quyền địa phương để bảo đảm an toàn và đến được từng nhà phân phối tiền, hàng cứu trợ.

Cần có quy định rõ ràng

Thực tế, việc các cá nhân, tổ chức từ thiện tự tổ chức vận động và phân phối tiền, hàng cứu trợ đến từng hộ mà không làm việc trước với chính quyền địa phương sẽ gây ra những hệ lụy nhất định. Cụ thể, việc đem theo số tiền, hàng có giá trị lớn đến từng hộ dân để phân phối sẽ tiềm ẩn những rủi ro. 

Trở ngại lớn nhất là từ xa đến không thông thạo địa lý, không rành địa hình, đường đi nên có thể bị lạc đường, gặp tai nạn đáng tiếc, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh đó, việc đem theo một số tiền lớn trong người sẽ khó tránh được những rủi ro trên đường đi như trộm, cướp.

Ngoài ra, việc phân phát tiền, hàng cũng mang tính chủ quan, không xác định được tổn thất cũng như khả năng kinh tế của hộ gia đình cần giúp để tính toán và phân phối tiền, hàng cứu trợ hợp lý.

Một điều mà nhiều người làm thiện nguyện rất quan tâm đó là Pháp Luật cần có quy định mở và rõ ràng hơn để bảo đảm hành lang an toàn pháp lý cho những người đang tự nguyện làm những việc này.

Theo quy định Pháp Luật hiện hành, việc tổ chức vận động, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện theo Nghị định 64/2018/NĐ-CP. Theo đó, chỉ có một số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ, đó là: Ủy ban MTTQ, Hội Chữ thập đỏ, cơ quan thông tin đại chúng ở các cấp trung ương và địa phương; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Chính phủ; các tổ chức, đơn vị được Ủy ban MTTQ các cấp cho phép.

Phải nhìn nhận rằng dù Pháp Luật không có quy định cấm cụ thể các cá nhân, tổ chức khác không được vận động, tiếp nhận và phân phối, cứu trợ nhưng việc quy định theo phương pháp liệt kê các tổ chức, cơ quan được quyền vận động, nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ sẽ không bảo đảm hành lang an toàn pháp lý cho các nhà hảo tâm thực hiện nghĩa cử của mình.

Việc vận động, quyên góp, cứu trợ xuất phát từ truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta mà mỗi cá nhân đều mong muốn được san sẻ phần nào sự mất mát, tổn thất với những người dân gặp thiên tai, hỏa hoạn, sự cố hay bị bệnh hiểm nghèo. Do đó, nếu giới hạn chủ thể được vận động, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ một cách cứng nhắc sẽ không thể hiện đúng tinh thần thiện nguyện xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của mỗi cá nhân.

Vì vậy, kiến nghị cần sửa đổi quy định trong Nghị định 64/2008/NĐ-CP, theo đó các cá nhân, tổ chức khác cũng được tổ chức, vận động và phân phối tiền, hàng cứu trợ để việc cứu trợ thể hiện đúng bản chất và ý nghĩa của sự việc.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10916
  1. Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân Quảng Bình, Quảng Trị sau lũ
  2. Người dân Quảng Nam dọn hầm, dự trữ đồ ăn tránh bão số 9
  3. Trâu bị lũ cuốn ở Quảng Bình chính thức về với chủ không cần chuộc
  4. Bỏ mặc nhà ngập sâu, hai cha con chèo đò đi cứu người
  5. Cảnh báo lũ lớn, sạt lở đất tiếp tục xảy ra tại Hà Tĩnh
  6. Chèo đò cứu 100 người trong lũ
  7. Khó khăn trong khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung
  8. Hình ảnh thôn xóm miền Trung phủ đầy bùn nhìn từ trên cao
  9. Cụ bà tật nguyền tất tả chạy theo đoàn từ thiện rồi ngửa tay xin khiến nhiều người bật khóc
  10. Phân bổ hàng hóa, thiết bị hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ
  11. Hơn 300 điểm trường học ở Quảng Trị bị ảnh hưởng do lũ lụt lịch sử
  12. Người miền Trung gượng dậy sau lũ
  13. Nỗi lo bão chồng lũ tại Quảng Bình
  14. Vẫn còn 18 người mất tích do mưa lũ ở miền Trung
  15. Bão số 8 đổ bộ miền Trung, Hà Tĩnh lên phương án sơ tán dân vùng trọng điểm
  16. Nhiều gia đình trắng tay sau trận “đại hồng thuỷ” ở Quảng Bình
  17. 119 người chết, 19 người vẫn đang mất tích vì mưa lũ
  18. Xót xa hình ảnh bé trai bơi giữa dòng nước lũ nhận đồ cứu trợ và hành động đẹp của anh bộ đội khiến ai cũng ấm lòng
  19. Mưa lũ làm 142 người chết và mất tích
  20. Nỗi lo của người dân vùng lũ Quảng Bình
  21. Hình ảnh Thủ tướng ân cần thăm hỏi, động viên đồng bào vùng lũ Quảng Bình
  22. Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế Quảng Trị khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn
Video và Bài nổi bật