Níu lấy niềm tin để đối mặt với những “Nỗi buồn số phận”

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu chuyện kể về nỗi buồn của một cô gái bị cha dượng cưỡ‌ּng hiế‌ּp từ những năm tháng ấu thơ. Về nỗi buồn của người đâm chết cha và đón tuổi 17 nơi song sắt nhà tù…
Níu lấy niềm tin để đối mặt với những “Nỗi buồn số phận”
Ảnh minh họa
Nỗi buồn số phận
Tác giả: Daniel Steel
NXB. Văn học
Giá bìa: 53.000 đ


Tôi từng biết đến Danielle Steel với cuốn tiểu thuyết “Bây giờ và mãi mãi”, từng biết đến một người đàn bà tìm đến văn chương như một nơi trú ngụ trước những nỗi khổ đau phải gánh chịu giữa cuộc đời. “Tôi từng nhiều lần đến nhà thờ Thiên Chúa giáo trong trạng thái như điên dại. Đặc biệt là khi con trai tôi qua đời và người chồng bỏ tôi ra đi, tôi đến nhà thờ hai lần mỗi ngày, chỉ để tìm kiếm sự nương tựa. Tôn giáo có thể không là gì với người khác, nhưng lại rất có ý nghĩa với tôi!", nhà văn ấy - người đàn bà ấy đã từng tâm sự với chúng ta như thế!

Có lẽ vì nỗi niềm riêng tư, có lẽ vì tình yêu vào đức tin, vào cuộc đời mà những trang viết của Danielle Steel cũng thấm đẫm chất nhân văn sâu sắc. Đối với bà, cho dẫu con người ta phải chịu đựng sự giày vò của số phận như một trò đùa - có khi là tai quái, có khi là độc ác - thì thứ ánh sáng nhiệm màu của niềm tin, của lòng tốt ẩn chứa bên trong con người vẫn là điều duy nhất dẫn dắt họ đi trên con đường vốn dĩ không bằng phẳng mà tạo hoá đặt ra.

“Nỗi buồn số phận” là một cuốn tiểu thuyết như thế, cuốn tiểu thuyết dẫn người đọc đến với câu chuyện buồn thương, nếu không muốn nói là tận cùng của bi kịch trong cuộc đời nàng thiếu nữ. Để rồi, sau những tháng năm khổ đau với bao nỗi đớn đau hành hạ, người con gái ấy vẫn đứng dậy và bước đi… Cô bước đi từng bước một, nhân ái và ngay thẳng - Một tấm chân tình đáng quý trong cái xã hội mà “có người tốt nhưng cũng có không ít những kẻ lừa gạt lòng tốt của nhân loại”.


Nhân vật chính và cũng là nạn nhân của “nỗi buồn số phận” mang tên Grace. Cuộc đời của cô như những đợt thuỷ triều nơi mặt biển bao la, khi lặng yên, lúc gào thét, khi âm thầm chịu đựng và cũng có lúc dữ dội đến khát khao. Không hiểu sao, nếu có ai đó vô tình nhắc đến Grace, trong tâm trí tôi sẽ hiện lên cái vóc dáng đáng thương, đáng thương đến bất lực và cam chịu ngay từ những năm tháng ấu thơ của đời người. Cô bé bị chính cha dượng - một luật sư nổi tiếng và uy tín ở thành phố nơi họ sống - cưỡ‌ּng hiế‌ּp từ khi còn non dại.

Liệu bạn có thể tin? Người đàn ông “đáng kính”, “đạo mạo” trong mắt bao người, một luật sư đứng ra bảo vệ công lý lại là một kẻ đồ‌ּi bạ‌ּi đến táng tận lương tâm? Tôi đã từng không tin và hẳn bạn cũng một lần như thế. Nhưng cuộc đời vốn dĩ bất công, những kẻ xấu xa thường được khoác lên mình cái vẻ hào nhoáng, đạo đức đến rợn người. Rồi cái chết đến với hắn, chính Grace với “gương mặt trắng bệch”, “hai cánh tay như đá cẩm thạch” đã ngộ sát hắn sau đám tang buồn thương của người mẹ ruột. Hắn đã chết sau câu nói nơi cánh cửa: "Nào cưng để cho dượng vào, chúng ta sẽ nói chuyện... Mẹ mất rồi, cả hai ta đều đau đớn... nào, cưng... hãy để dượng giúp con".


17 tuổi - cái lứa tuổi mộng mơ với biết bao hoài bão của đời người lại đón chào Grace sau song sắt nhà tù. Thế giới ấy, liệu có bao giờ bạn tưởng tượng ra nó sẽ khủng khiếp đến thế nào? Vậy mà cô bé đáng thương đã trải qua những tháng ngày đen tối và kinh hoàng ấy suốt một thời gian dài cho đến tận ngày được thả tự do. Quá khứ với nỗi ám ảnh tổn thương về thể xác lẫn tâm hồn vẫn quẩn quanh Grace, nó vẫn là cơn ác mộng hằng đêm khiến cô giật mình thức giấc, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cô chấp nhận vùi chôn cuộc đời mình trong nấm mồ của tội lỗi. Grace đứng dậy ngay tại chính nơi mình vấp ngã, kiên trì bước đi để khẳng định với xã hội một điều - những kẻ bị coi khinh, những kẻ từng vào tù ra tội như cô, vẫn có thể sống nốt phần đời còn lại một cách có ý nghĩa, hay ít ra cũng có thể sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh ở quanh mình.

Tôi thật sự yêu quý và trân trọng, sự cảm thông lẫn nể phục Grace - một người con gái, sau đó là một người đàn bà đã dám sống và dám làm những gì mình nghĩ. Một tấm lòng nhân ái vị tha, một tâm hồn ngay thẳng và cương trực đến lạ kì! Bước ngoặt mở ra bi kịch cho Grace là từ sau cái chết của người mẹ yếu đuối và bệnh tật cho đến khi một người đàn ông xuật hiện - một đại biểu Quốc hội đã mang cô đến với một con đường mới. Ấy là con đường của tình yêu và hy vọng, con đường dẫn đến một mái ấm gia đình nhỏ bé mà chan chứa yêu thương… Grace đã trở thành một người vợ, một người mẹ để chăm chút cho tổ ấm nhỏ như một người đàn bà đúng nghĩa.


Đọc đến đây, tôi cảm thấy mừng thầm cho Grace. Trong lòng tôi trào dâng một cảm xúc khó tả khi chứng kiến nhân vật của nhà văn Danielle đạt được hạnh phúc. Thế nhưng, “nỗi buồn” mà “số phận” mang lại vẫn chưa kết thúc ở đây. Khi xung quanh họ vẫn còn biết bao kẻ dối lừa và ganh ghét thì cái hạnh phúc sau ô cửa giản dị của vợ chồng Grace bỗng trở nên mong manh, nhỏ bé và run rẩy đến lạ kì. Từng bước ra tù với hai bàn tay trắng, từng đem lòng nhân hậu để đền đáp - hay tạ lỗi - với cuộc đời, liệu Grace có còn đủ niềm tin và nghị lực để cùng người thân yêu đương đầu với những trò đùa của tạo hoá (mà cũng chính là trò chơi của những kẻ đầy “giả dối”, “nhẫn tâm” và “ích kỉ”)?

Gấp lại trang tiểu thuyết “Nỗi buồn số phận” của Danielle Steel, trong tâm trí tôi vẫn còn vương vấn mãi hình ảnh xinh đẹp của cô gái Grace đáng thương. Cho dẫu có những lúc cận kề cái chết, Grace “vẫn giữ được tấm lòng nhân ái và sự ngay thẳng” trân trọng của ngày nào. Một cuốn sách đáng để cho bạn dành thời gian trải nghiệm, để tìm thấy niềm tin vào “chất ngọc” ẩn trong sâu thẳm tâm hồn của những con người tưởng chừng nhỏ bé nhưng đáng quý vô cùng.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật