Lo ngại kinh tế toàn cầu bất ổn đẩy giá vàng lập kỷ lục mới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giá vàng thế giới hôm 6.9 nhảy lên mức kỷ lục mới, trên 1.920 USD/ounce sau khi có dự đoán rằng cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ trở nên tồi tệ hơn. Hợp đồng kỳ hạn ở hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc cũng lập kỷ lục.
Lo ngại kinh tế toàn cầu bất ổn đẩy giá vàng lập kỷ lục mới
Kinh tế Mỹ vẫn bất ổn khi tỉ lệ thất nghiệp không được cải thiện trong tháng 8 vừa qua. Trong ảnh: Người tham dự hội chợ việc làm ở Phoenix, Arizona ngày 23.8.2011.

Giá vàng giao ngay đạt mức 1.921,15 USD/ounce, tăng 1,1%, vượt qua đỉnh điểm hôm 23.8 với giá 1.913,50 USD/ounce. Vàng kỳ hạn giao vào tháng 12.2011 ở New York cũng chạm mức kỷ lục 1.923.10 USD/ounce, tăng 2,5% so với hôm 2.9. Đến cuối ngày, tại thị trường châu Á giá vàng đã giảm nhẹ còn 1.894USD/ounce.

Ông Darren Heathcote, người đứng đầu bộ phận giao dịch của ngân hàng Investec Bank (Australia) cho rằng: "Nếu châu Âu không tìm ra giải pháp kiểm soát vấn đề nợ trong khu vực, giá vàng còn lên cao hơn nữa”. Ông cho rằng các nhà đầu tư không thực sự tin tưởng các nhà lãnh đạo ở châu Âu đủ khả năng ổn định tình trạng khủng hoảng nợ đang lan rộng.

Ngay trước khi vàng tăng giá, Thủ tướng Đức A. Merkel nhận xét rằng, nếu Hy Lạp không thực hiện đúng cam kết về chi tiêu công, giảm thâm hụt ngân sách, nước này sẽ không nhận được trợ giúp. Bộ trưởng tài chính các nước Đức, Hà Lan và Phần Lan có phiên họp bàn cách hợp tác để giải cứu Hy Lạp. Trong khi chưa có kết quả cụ thể từ châu Âu, chứng khoán châu Á có ngày giảm điểm thứ ba liên tiếp.

Dựa trên phân tích kỹ thuật, Barclays Capital dự báo vàng sẽ cán mức 1.930 USD/ounce và sau đó có khả năng đạt 1.970USD trong tương lai gần. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Sharps Pixley, nhà môi giới vàng có trụ sở ở London, cho rằng giá vàng cao hơn 27% so với đường trung bình động 200 ngày, vì vậy khả năng điều chỉnh có thể xảy ra.

Nhà đầu tư vàng kỳ cựu Marc Faber, tác giả của báo cáo Gloom Boom & Doom cho rằng, không có dấu hiệu xuất hiện bong bóng vàng dù giá vượt ngưỡng 1.900USD/ounce. Theo ông Faber, “khi mua vàng thì đó là một hành động bảo đảm chống lại nguy cơ thất bại có hệ thống và các vấn đề trong thị trường tài chính”. Các chỉ báo có sự suy giảm về sản xuất ở Mỹ, châu Âu và châu Á khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn cầu chậm lại khiến giới bình luận cho rằng ngân hàng trung ương của các nước sẽ phải đưa ra chính sách kíc‌h thí‌ch kinh tế. Do vậy, đồng tiền của một số nước sẽ tiếp tục mất giá. Báo cáo về lao động của Mỹ công bố ngày 3.9 cho thấy trong tháng 8 tình trạng thất nghiệp vẫn giẫm châm tại chỗ.

Vàng đang nằm trong chuỗi tăng giá liên tiếp 11 năm. Đây là đợt tăng dài nhất kể từ năm 1920 ở London, khi các nhà đầu tư tìm cách đa dạng hóa đầu tư từ chứng khoán và tiền tệ để tránh rủi ro.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật