2025 hoàn thành di dời các trường đại học

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vấn đề di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để giảm bớt áp lực về dân số, giao thông...một lần nữa lại “nóng” trong cuộc họp trực tuyến về Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và Đề án di dời các trường đại học, cao đẳng của vùng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày 7-6.
2025 hoàn thành di dời các trường đại học
Ảnh minh họa
Cần nguồn tài chính để di dời

Theo tính toán của Bộ Giáo dục-Đào tạo, mỗi thành phố sẽ phải di dời 40 trường ra khỏi khu vực nội đô. Tiêu chí lựa chọn các trường thuộc diện di dời đã được các cơ quan chức năng đề ra khá cụ thể.

Để thực hiện di dời số lượng lớn các trường ra khỏi 2 đô thị lớn này sẽ cần nhiều điều kiện. Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, quỹ đất - nơi đến của các trường hầu hết các thành phố đã dành sẵn cho các trường. Tuy nhiên, để các trường có thể nhanh chóng di dời cần nhất là tài chính. Theo tính toán, bình quân đầu tư cho 1 chỗ học sẽ mất tới 140 triệu đồng chưa bao gồm tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Như vậy, Hà Nội sẽ cần khoảng 44.800 tỷ đồng/1 trường, nếu phải đền bù giải phóng mặt bằng con số này có thể tăng gấp đôi. Tương tự TP Hồ Chí Minh cũng cần tới 47.000 tỷ đồng/ trường mà chưa kể tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

Việc di dời các trường cần chú trọng
huy động vốn từ xã hội hóa
Ảnh:
T.L

Khuyến khích thực hiện di dời bằng nguồn xã hội hóa

Để thực hiện tốt việc di dời các trường ra khỏi khu vực nội đô của 2 thành phố lớn Bộ Giáo dục-Đào tạo đề xuất: Đối với các cơ sở cũ của các trường di dời, ngoài diện tích đất dành cho công trình xã hội, phần đất còn lại sẽ đấu giá đầu tư cho hạ tầng cơ sở mới đến. Nhà nước cần hỗ trợ cho vay trái phiếu chính phủ, vốn vay ưu đãi, vay từ nguồn vốn ngân sách của địa phương... cho các trường.

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Minh Chính cho rằng, nếu thực hiện di dời mà dựa hoàn toàn vào nguồn ngân sách là rất khó, các trường nên xem xét kĩ lại nguồn lực của mình. Nếu được, nên áp dụng mô hình BOT hoặc các hình thức huy động nguồn lực khác chứ không nên trông chờ vào nguồn vốn ngân sách. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình cũng cho rằng, không nên trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước, tuy nhiên áp dụng hình thức BOT, BT chưa chắc trường nào cũng có thể áp dụng được. Nếu mảnh đất cũ không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư, trong khi đất dành cho dịch vụ thương mại nơi các trường sắp đến lại chưa triển khai xây dựng, sẽ khó thu hút được đầu tư. TP Hà Nội đã chuẩn bị khá kĩ về vấn đề này, đã xây dựng hệ thống giao thông hiện đại dọn sẵn cho các trường rồi nhưng dường như các trường vẫn chưa triển khai di dời đến nơi ở mới.

Sẽ khó thực hiện di dời các trường ra khỏi nội đô nếu chúng ta dàn hàng ngang các trường ra để thực hiện chủ trương di dời, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên khẳng định. Cần tính toán, Nhà nước chỉ đầu tư vào trường đào tạo cán bộ chiến lược hoặc đào tạo những ngành không ai chịu đào tạo, khoảng ở giữa phải dành cho xã hội hóa. Nếu cứ tính bao cấp mãi sẽ khó có thể hoàn thành việc di dời đúng lộ trình.

Về vấn đề huy động các nguồn lực thực hiện di dời các trường, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cũng khẳng định, cần nâng cao quyền tự chủ của các trường chứ không trông chờ từ ngân sách. Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Tinh thần chung là Chính phủ chỉ tập trung vào một số ít trường chất lượng, như vậy việc di dời các trường cần chú trọng huy động vốn từ xã hội hóa. Kế hoạch di dời các trường cần tập trung hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng trong tháng 7 tới và việc di dời phải hoàn thành vào năm 2025.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật