Rút ruột “vàng xanh”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người dân Cao Bằng thi nhau lên rừng tìm kiếm, chặt cả cây, nhổ tận gốc cây thuốc đem bán với giá cao. Nhiều loại cây thuốc quý, hiếm ở tỉnh này đang đứng trước nguy cơ bị khai thác đến mức tận diệt.
Rút ruột “vàng xanh”
Tập kết dược liệu để bán.

Cao Bằng là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của hơn 617 loài cây thuốc quý. Trong đó có nhiều loại cây thuốc quý đạt tiêu chuẩn cao về hàm lượng, công dụng y học và giá trị kinh tế. Tuy nhiên, nguồn dược liệu (DL) được ví như “vàng xanh” ở địa bàn tỉnh đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Trong khi, việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn “vàng xanh” hiện vẫn là bài toán còn bỏ ngỏ.

Chặt cả cây, nhổ tận rễ

Theo kết quả điều tra cơ bản về cây thuốc ở Cao Bằng từ năm 1969 - 1973 đã phát thiện 617 loài cây thuốc thuộc 211 họ thực vật. Nguồn cây thuốc tự nhiên Cao Bằng có nhiều loại, rất đa dạng, phân bố hầu hết các huyện, nhưng nhiều nhất là các huyện Thông Nông, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình. Nhiều cây DL quý ở các nhóm: cây thuốc điều trị ngoại khoa, nội khoa, sản khoa..; nhóm kháng sinh diệt khuẩn, điều trị virut, điều trị và hỗ trợ điều trị ung thư, HIV, xơ gan...; nhóm bồi dưỡng nâng cao thể trạng c‌ơ th‌ể... Cùng với sự phát triển phong phú các loại cây DL, tỉnh có hơn 800 thầy thuốc Đông y và nhiều người dân biết sử dụng cây thuốc để chữa được nhiều căn bệnh bằng cây DL tự nhiên. Những bài thuốc đó được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên kho tàng kiến thức bản địa phong phú về sử dụng cây rừng làm thuốc.

Ông Hoàng Văn Bé, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện nay, nhu cầu sử dụng cây DL chế xuất thuốc trong nước và trên thế giới rất lớn và ngày càng tăng. Riêng trong nước, hằng năm cần đến trên 50.000 tấn cây DL để chế xuất thuốc. Cao Bằng có trên 600 loại cây DL, trong đó có nhiều cây thuốc quý hiếm, thuộc diện “vàng xanh” giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn như cây thanh thiên quỳ, lan gấm, cây hoa vàng (co boóc lương), thất diệp nhất chi hoa...trị giá triệu đồng/kg. Ngoài ra, có nhiều loại cây có thể trồng đại trà cung cấp cho thị trường bán lẻ và các công ty dược phẩm. Nhiều bậc cao niên là lương y các huyện cho biết, trước đây đi tìm cây thuốc trên rừng, đồi chỗ nào cũng có. Ra khỏi nhà mấy bước là có thể tìm hái được mấy thang thuốc chữa bệnh. Bây giờ, thu mua giá cao nên một bộ phận nhân dân thi nhau lên rừng tìm kiếm, chặt cả cây, nhổ tận gốc rễ cây thuốc đem bán sang Trung Quốc. Tại huyện Thông Nông và một số huyện Phục Hòa, Thạch An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hà Quảng, Trà Lĩnh... có tình trạng người dân đổ xô lên rừng tìm cây thuốc đem bán và có nhiều điểm thu mua cây thuốc ở các tuyến xã.

Hãy cứu lấy “vàng xanh”

Để bảo tồn và giữ gìn nguồn dược liệu quý, Cao Bằng cần có chiến lược bảo tồn, quy hoạch phát triển cây DL thành hàng hoá để người dân có thể trồng DL làm giàu. Đáng tiếc là chiến lược bảo tồn chưa có nên DL đang bị người dân địa phương khai thác bừa bãi theo kiểu tận diệt, nguy cơ vùng đất giàu tiềm năng về cây thuốc Cao Bằng biến mất đang cận kề.

Hội Đông y tỉnh và các cơ quan chức năng của Cao Bằng đã thông báo con số “báo động” về tình trạng khai thác kiệt quệ cây DL. Gần 20 năm qua, người dân khai thác cây DL tươi và khô với tốc độ thần tốc khoảng gần 10 triệu tấn bán sang Trung Quốc qua các cửa khẩu, ước tính khoảng 300.000 - 500.000 tấn/năm. Giá trị của DL thô đã bán ước tính vài chục tỷ đồng, nhưng khi DL được chế biến dưới dạng thành phẩm trị giá gấp hơn 10 lần. Nhiều loại cây thuốc quý đứng trước nguy cơ khai thác tận diệt như thất diệp nhất chi hoa, hoàng đằng, ba kích, bình vôi, thanh thiên quỳ... Ông Hoàng Văn Bé, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: Hiện nay, số lượng DL xuất qua biên giới giảm đi. Điều này cũng đồng nghĩa với cảnh báo những cây thuốc của tỉnh đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đại diện Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng bổ sung thêm, cây thuốc là loại lâm sản phụ và chiểu theo quy định hiện hành thì việc khai thác các loại lâm sản phụ thuộc phạm vi thẩm quyền của các chủ rừng; còn việc mua bán, xuất khẩu các loại lâm sản phụ trên địa bàn tỉnh về nguồn gốc cơ bản là hợp pháp, đều có xác nhận nguồn gốc và chủng loại, có nộp thuế tài nguyên theo quy định. Trước tình trạng khai thác DL vượt quá khả năng sinh trưởng theo hướng tận diệt, tận thu, các địa phương có nguồn DL phong phú và quý hiếm cần phải phối hợp với nhiều ban ngành cùng với người dân bảo tồn và thu hái theo đúng quy trình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật