Quê nghèo Lèn Cờ rợp bóng cờ tang

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cả một vùng quê nghèo u ám trong tiếng trống, tiếng kèn não nề. Những đám tang nối đuôi nhau về nghĩa địa.
Quê nghèo Lèn Cờ rợp bóng cờ tang
Chị Sáu ra đi để lại nỗi đau quá lớn cho những người thân còn sống.

Tang Thương

Ông Nguyễn Như Thanh, trưởng xóm Đăng Lưu, gặp chúng tôi lo lắng thảng thốt: “Cái xóm nghèo này năm nào cũng gặp nạn. Năm vừa rồi nhiều người chết vì sét đánh. Năm nay lại chết vì sập đá. Họ ra đi để lại nỗi đau cho bao nhiêu người thân thích”. Nói rồi, ông Thanh thống kê, vụ sập đá này có 19 người chết, trong đó, xóm Đăng Lưu có 7 người t‌ử nạ‌n. Hoàn cảnh nào cũng đáng thương, cám cảnh.

Chị Trần Thị Sáu, một trong 7 nạn nhân xấu số ở xóm Đăng Lưu là người có hoàn cảnh rất bi đát. Năm ngoái chồng chị là anh Nguyễn Văn Đức, bị bệnh gan, qua đời. Cuộc sống cơ cực, một mình chị đầu tắt mặt tối, làm lụng nuôi 3 người con học Cao đẳng, Đại học ở Sài Gòn. Lúc chị Sáu mất, không có ai thân thích kề cạnh. Khi th‌i th‌ể được tìm thấy, hàng xóm láng giềng đã chung tay lại đưa th‌i hà‌i chị về an táng.

Từ phía đầu làng, hình ảnh tang thương đập vào mắt mọi người khi chứng kiến sự việc sau vụ tai nạn thảm khốc.

Chị Phan Thị Hiền, hàng xóm chị Sáu nhớ lại: “Cuộc sống rất vất vả, nghèo khổ nhưng chị vẫn vay mượn cho đi học ở xa. Giờ vợ chồng họ đều ra đi, không biết mấy đứa con sẽ thế nào. Hàng xóm khi nghe tin chị Sáu mất ai cũng rất thương xót. Chị là người sống rất có tình cảm với mọi người”.

Em Nguyễn Văn Cương, con trai chị Sáu nén nỗi đau, nói: “ Nghe tin mẹ mất, 3 anh em sụp xuống, tay chân trở nên bụn rụn. Lúc đó, không có tiền về, bạn bè đã góp nhau lại đưa cho chúng em về quê an táng mẹ. Cách đây mấy hôm mẹ bị ốm, nhà không có tiền, mẹ vẫn phải đi phu đá kiếm tiền cho chúng em học hành. Bố mất là đau lắm rồi. Giờ mẹ ra đi nữa chúng em biết sống thế nào hả anh”.

Chưa có bao giờ, vùng quê nghèo lại chứng kiến nỗi đau tột cùng đến vậy.

Chúng tôi vào thắp cho chị Sáu nén nhang chia buồn. Trong ngôi nhà cấp 4, rêu mốc, hai bàn thờ của hai vợ chồng đặt song song với nhau trông rất tội nghiệp. Và có lẽ chị Sáu ra đi là nỗi đau, nỗi tang thương lớn nhất ở cái xóm nghèo Đăng Lưu này.

Mẹ chết…con cười

Mới đầu giờ sáng, từng đoàn người hiếu kỳ đã kéo đến mỏ đá Lèn Cờ rất đông. Hòa lẫn trong tiếng ồn ào của hàng chục chiếc máy xúc, máy cẩu... hì hục kiếm tìm hai th‌i th‌ể nạn nhân còn lại là tiếng khóc tang thương, u ám bao trùm toàn cái xóm nhỏ Đăng Lưu. Bên cạnh đó, là tiếng kèn, tiếng trống vang khắp vùng đất nghèo.


Đám tang nối đuôi nhau về nghĩa địa

Trước nỗi đau tột cùng của người thân

Đến nghĩa trang xã Nam Thành lúc này, ai cũng sẽ thấu hiểu được nỗi đau khi các ngôi mộ chi chít được xây đắp kề cạnh. Bên cạnh tiếng khóc nghe ái oan thì vẫn có những tình cảnh khiến chúng tôi đau lòng. Đặc biệt, những đứa trẻ thơ quá nhỏ khi mẹ chúng chết mà vẫn chưa cảm nhận được nỗi đau.

Đó là hoàn cảnh chị Ngân, nhắc đến ai cũng phải rưng lệ. Hai vợ chồng chị làm ruộng. Những ngày nông nhàn, chồng là anh Nguyễn Đình Đạt đi phụ xây, chị đi làm phu đá, để nuôi 4 đứa con nhỏ. Thế nhưng, tại họa ập vào khi đứa con lớn của chị là Vương Đình Phát mới học lớp 6. Đứa thứ 2 Vương Đình Na, học lớp 2. Đứa thứ 3, Vương Đình Kế, lớp mẫu giáo và đứa út Vương Thị Thu Linh mới hơn 1 tuổi. Có lẽ những đứa trẻ còn quá nhỏ, nên không biết được từ nay mẹ chúng sẽ không thể trở về.


Những em bé vật vã trong cơn gào thét trước sự mất mát xảy ra quá bất ngờ với người thân của mình

Trên những nấm mộ ấy, rồi đây người dân xã Nam Thành sẽ mãi mãi hằn in một nổi đau không bao giờ xóa nhòa.

Bà Nguyễn Thị Thư, bà nội mấy đứa trẻ cho biết: “Khi mẹ chết chỉ có cháu Phát là nhận biết được nên mới khóc. Còn 3 đứa quá nhỏ chẳng hề biết được gì. Thấy anh trai khóc, chúng cũng khóc theo. Thấy anh dỗ giành, cho kẹo chúng lại cười. Đến lúc đưa mẹ ra chôn, mấy đứa trẻ cũng chẳng nhận biết được sự đau đớn. Tội cháu tôi quá. Khi lớn lên, các cháu tôi không có tình mẫu từ rồi sẽ thế nào”.

T.Tâm như hoàn cảnh chị Ngân, gia đình nạn nhân Nguyễn Sỹ Trọng cũng trở nên bi đát. Anh Trọng là trụ cốt chính của gia đình. Trong nhà còn có bố già, vợ và 4 đứa con đang ăn học. Trọng ra đi là nỗi đau không thể nào kể nỗi. Vợ anh Trọng vừa nói vừa sụt sùi: “Mẹ con chúng tôi đau ốm, túng thiếu suốt ngày. Cuộc sống quanh năm nhờ anh ấy đi làm thuê. Nay, anh ấy ra đi, không biết mẹ con chúng tôi sống thế nào”.

Nỗi đau chồng chất nỗi đau, vụ sập đá Lèn Cờ lần này khiến nhiều người khóc ngất, kiệt sức không bước nổi. Ngoài đường là những bước chân đi lại thình thịch, vội vã, người khóc mẹ, kẻ khóc chồng, khói hương bao phủ nơi nơi khiến không khí thêm phần ngột ngạt…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật