Đừng để đồng tiền làm tổn thương con trẻ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có khi nào các bạn lắng nghe: Con cần tiền trợ cấp bao nhiêu hay cần bố/mẹ? Con cần bố mẹ bên cạnh thương yêu, động viên, an ủi, giúp con tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong cuộc sống hay cần hơn những món tiền mà bố mẹ cho con hằng ngày?
Đừng để đồng tiền làm tổn thương con trẻ
Ảnh minh họa

Vụ li hôn nghìn tỷ của vợ chồng cà phê Trung Nguyên tốn khá nhiều giấy mực báo chí đã đi đến hồi kết. Đối với bốn người con chung, tòa giao bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có trách nhiệm cấp dưỡng với số tiền 10 tỷ/năm. Một con số có thể làm nhiều người "giật mình". Một con số tiền tiêu trong một tháng của bốn đứa trẻ bằng cả một gia tài có khi chỉ nằm trong mơ ước cả đời của không ít người.

Nhưng tôi tin chắc chắn đó không phải là mối bận tâm của những đứa trẻ. Bởi cái lớn nhất mà tất cả mọi đứa trẻ trên đời này mong muốn là một gia đình có đầy đủ bố mẹ, vui vẻ, hạnh phúc bà bình yên.

Rất nhiều ông bố/bà mẹ đơn thân từng chia sẻ: Nỗi buồn lớn nhất của họ là không thể cho con một mái ấm gia đình hạnh phúc, trọn vẹn mặc dù họ có thừa khả năng lo cho con cái một cuộc sống vật chất đầy đủ.

Trong khi đó cũng rất nhiều ông bố bà mẹ hoặc "bận trăm công nghìn việc", hoặc li hôn nhau, hoặc vì nhiều lí do khiến các thành viên trong gia đình không có cơ hội gần gũi, chia sẻ tình cảm với nhau, họ sẵn sàng mượn đồng tiền để khỏa lấp.

Bỏ ra một số tiền chu cấp hằng tháng khi li hôn, hoặc chi tiền cho con cái tiêu xài thoải mái theo yêu cầu mà không cần biết con tiêu xài vào việc gì, bố/mẹ đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần cho nhiều tiền là con sẽ có được cuộc sống không thua kém ai, coi như là cha mẹ đã hoàn thành trách nhiệm.

Tuy nhiên, có khi nào cha mẹ trực tiếp hỏi con mình: Con cần tiền trợ cấp bao nhiêu hay cần bố? Con cần bố mẹ bên cạnh thương yêu, động viên, an ủi, giúp con tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong cuộc sống hay cần hơn những món tiền vô hồn mà bố mẹ ném ra cho con hằng ngày?

Có thể rất nhiều ông bố bà mẹ chưa bao giờ hỏi và lắng nghe con mình thật sự nghĩ gì và muốn gì.

Cũng có nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng khi con càng lớn có bạn bè và các mối quan hệ xung quanh, chúng sẽ ít cần sự chăm sóc thương yêu của bố mẹ hơn. Thật ra không phải khi trẻ lớn lên thì nhu cầu được yêu thương sẽ ít đi, chỉ là nhu cầu ấy biểu hiện một cách tế nhị hoặc không bộc lộ rõ ràng ra bên ngoài, nhất là ở tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n.

Khi bố mẹ li hôn, tổn thất với những đứa con là rất lớn. Chúng sẽ chịu thiệt thòi về tình cảm vì thiếu bố/mẹ, chia rẽ anh chị em, tất nhiên rồi. Nhưng có lẽ tổn thương mà chúng phải chịu đựng nhiều nhất là chứng kiến câu chuyện "thương lượng" kì kèo bớt một thêm hai món tiền trợ cấp nuôi con giữa các bên. Thậm chí với nhiều trường hợp, phụ cấp nuôi con còn trở thành "món nợ khó đòi" dai dẵng tháng này qua tháng khác.

Đồng tiền trong cuộc sống tất nhiên có giá trị nhất định. Trong nhiều trường hợp, đồng tiền còn quyết định được nhiều thứ liên quan đến đời sống xã hội và hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, nó thuộc về một phạm trù khác, với đối tượng khác. Còn với trẻ con, nhất là các con đang ở độ tuổi ranh giới giữa trẻ con và người lớn, suy nghĩ có phần chưa chính chắn, dễ bị tổn thương thì chúng thật sự cần một gia đình tròn trịa, cần tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, động viên và nâng đỡ tinh thần nhiều hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật