Bà bầu khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng ở bà bầu. Chị em nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả ngoài thói quen uống nhiều nước mỗi ngày.
Bà bầu khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Ảnh minh họa

Trong thai kỳ, bà bầu dễ gặp phải hiện tượng khô miệng và khát nước. Tình trạng này có thể gây khó chịu và làm gia tăng lượng chất lỏng tổng thể trong c‌ơ th‌ể mẹ bầu.

Khô miệng (hay Xerostomia) sinh ra do hiện tượng giảm lưu lượng nước bọt tiết ra. Nước bọt cần thiết để bôi trơn các mô miệng và bảo vệ niêm mạc. Việc giảm sản xuất nước bọt có thể làm cho việc nhai, nuốt và nếm trở nên khó khăn, gây ra các chứng sâu răng, nhiễm trùng răng miệng, hôi miệng.

Nguyên nhân gây khô miệng khi mang thai?

Theo MomJunction, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng khi mang thai:

Mất nước: Lượng chất lỏng không đủ sẽ không tạo ra đủ nước bọt, làm cho miệng bà bầu bị khô.

Biến động nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm giảm lưu lượng nước bọt gây ra hiện tượng khô miệng.

Tăng thể tích máu: Tăng thể tích máu khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất chất lỏng từ c‌ơ th‌ể. Lượng nước trong c‌ơ th‌ể không đủ có thể làm giảm sản xuất nước bọt.

Nôn mửa: Tình trạng nôn mửa do ốm nghén tạo ra một môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ c‌ơ th‌ể. Nếu nước bọt không đủ để tuôn ra các chất lỏng có tính axit, miệng bà bầu sẽ bị khô.

Lối sống: Bà bầu uống rượu và đồ uống có chứa caffeine, sử dụng các sản phẩm thu‌ốc l‌á, ăn thức ăn mặn hoặc cay và thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Thuốc: Bà bầu sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao khi mang thai cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Các triệu chứng của khô miệng khi mang thai?

Dưới đây là các triệu chứng liên quan đến khô miệng:

Bà bầu gặp phải tình trạng khô miệng khi có các triệu chứng: Lưỡi trắng và khô, loét miệng, viêm họng, cảm giác dính trong miệng, hôi miệng, môi nứt nẻ, cổ họng khô, khát, giảm khả năng nhận biết mùi vị, xuất hiện cảm giác nóng rát.

Nhiều triệu chứng của tình trạng khô miệng bà bầu không thể bỏ qua - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng khô miệng trong thai kỳ có thể là dấu hiệu một số bệnh lý bà bầu cần chú ý như:

Thiếu máu: Khô miệng nghiêm trọng với cảm giác nóng rát có thể là dấu hiệu của chứng bệnh thiếu máu.

bệnh tiểu đường thai kỳ: Mức glucose cao bất thường trong thai kỳ có thể dẫn đến khô miệng.

Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào vừa nêu, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành kiếm tra và có giải pháp khắc phục thích hợp.

Những cách khắc phục chứng khô miệng khi mang thai

Bà bầu bị khô miệng có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình trạng này:

Uống nhiều nước để đảm bảo nhu cầu chất lỏng cho c‌ơ th‌ể. Ăn đá bào cũng giúp làm ẩm lưỡi bà bầu, hạn chế khô miệng.

Nên chú ý ngủ khép miệng. Thở bằng miệng có thể khiến vùng cổ họng khô, đặc biệt về đêm.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm tình trạng khô miệng.

Bà bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường giúp kíc‌h thí‌ch khoang miệng tiết ra nước bọt.

Bà bầu đừng quên uống đủ lượng nước hàng này để giảm tình trạng khô miệng khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tránh hút thuốc và tiêu thụ rượu. Đây là hai nguyên nhân trực tiếp có thể khiến bà bầu khô miệng. Ngoài ra, cà phê, trà và đồ uống có ga có thể làm bà bầu thương xuyên khô miệng do khát nước.

Duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày.

Giảm thức ăn mặn, ít ăn đường.

Có thể thấy, c‌ơ th‌ể bà bầu thay đổi rất lớn khi mang thai. Bạn hãy biết cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này, kể cả việc làm giảm chứng khô miệng trong thai kỳ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật