Nỗi lo trẻ đuối nước gia tăng

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xảy ra nhiều vụ đuối nước T.Tâm, nạn nhân lại đa phần là những trẻ nhỏ. Hơn 10 ngày qua nhưng nỗi đau buồn, tiếc thương vẫn bao trùm ngôi làng Greo Pết (xã Dun, H. Chư Sê, Gia Lai) khi 3 cháu nhỏ vừa t‌ử von‌g tại một hồ nước trong làng...
Nỗi lo trẻ đuối nước gia tăng
Khu vực hồ C3 (xã Ia Sao) nơi xảy ra vụ đuối nước làm 4 trẻ t‌ử von‌g.

Trưa 11-3, những đứa trẻ trong làng đi học về, trời nóng nên cả nhóm rủ nhau đến tắm ở hồ nước của ông Rơ Mah Pích (cách làng khoảng 200m). Sau đó, người dân trong làng hoảng hốt khi nghe tiếng kêu cứu của cháu Siu Lan (2014). Ông Rơ Lan Bel, người làng Greo Pết nhớ lại: “Đang ở trong làng, nghe tiếng kêu của cháu Lan, tôi vội chạy ra hồ nước nhưng mặt nước đã lặng rồi. Tôi nhảy vội xuống ao hi vọng còn có thể cứu được. Lặn một hồi tôi mới vớt được một cháu. Sau đó, mấy người nữa chạy ra thì vớt thêm 2 cháu nữa”. 3 cháu nhỏ bị đuối nước là Siu Nội (2012) và 2 cháu sinh đôi Siu Quy, Siu Quyt (2014).

Đó cũng chỉ là một trong nhiều vụ đuối nước T.Tâm xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai để lại hậu quả nặng nề về nhân mạng cũng như tâm lý. Liên tiếp những năm gần đây, năm nào cũng xảy ra tình trạng trẻ đuối nước tập thể... Ngày 2-6-2017, 4 cháu nhỏ Tống Thị Quỳnh Hương (HS lớp 3, trú xã Ia Yok, H. Ia Grai), Nguyễn Lê Hải Yến (HS lớp 5), Đỗ Ngọc Thuận (5 tuổi) và cháu Nguyễn Thị Hảo (HS lớp 4, cùng trú thôn Tân Lập, xã Ia Sao, H. Ia Grai) t‌ử von‌g tại khu vực hồ C3 (hồ tưới nước cà-phê của Cty cà-phê Ia Sao 2, tại thôn Tân Lập, xã Ia Sao) khi rủ nhau ra khu vực này chơi. Trước đó, tháng 3-2017, tại khu vực lòng hồ dâng Thủy điện Sê San 4 (thuộc làng Dăng, xã Ia O, H. Ia Grai, Gia Lai) cũng xảy ra vụ đuối nước khiến 4 học sinh t‌ử von‌g là Hoàng Thị Hòa, Võ Ngọc Mỹ, Lệ Thị Minh Thư và cháu Lê Thị Quỳnh Hương (đều là HS trường THCS Chu Văn An, xã Ia O)... Tháng 10-2018, 3 em gồm 2 anh em sinh đôi là Võ Nguyễn T.P và Võ Nguyễn T.T (lớp 3 Trường Tiểu học Hùng Vương, T.T Chư Prông, H. Chư Prông) và em Phạm Lê B.N (Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, T.T Chư Prông) rủ nhau ra khu vực đập nước trên địa bàn chơi đùa, trượt chân ngã xuống hồ nước t‌ử von‌g...

t‌ử von‌g do tai nạn đuối nước ở trẻ trở thành vấn nạn đáng lo ngại ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai khi đây là tỉnh có tỷ lệ trẻ t‌ử von‌g vì đuối nước hàng năm cao của cả nước. Theo thống kê của Sở LĐ&TBXH tỉnh Gia Lai, mỗi năm đều xảy ra việc hàng chục trẻ em t‌ử von‌g vì đuối nước. Năm 2017 xảy ra 54 vụ khiến 66 trẻ em t‌ử von‌g; năm 2018 có 79 trẻ t‌ử von‌g và 3 tháng đầu năm 2019 xảy ra 6 vụ khiến 11 trẻ t‌ử von‌g do đuối nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ đuối nước T.Tâm như: phụ huynh thiếu quan tâm, nhắc nhở, giám sát con em mình; môi trường sống thiếu an toàn cho trẻ; đa số trẻ em chưa biết bơi; thiếu các khu vui chơi cho trẻ em, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa; cơ sở vật chất đầu tư để phổ cập môn bơi chưa được đầu tư thoả đáng.. Hiện Gia Lai có 788 trường học với hơn 390.000 học sinh với tỷ lệ học sinh các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở khá cao. Song, bộ môn bơi vẫn chưa được đưa vào dạy trong chương trình chính khoá vì nhiều trở lực như số bể bơi quá ít, kinh phí đầu tư chưa chú trọng trang bị bể bơi trong trường học... Theo thống kê, toàn tỉnh có chưa đến 20 bể bơi trong các trường học. Ngoài ra còn có 35 bể bơi của các hộ cá thể, doanh nghiệp nhưng số này chỉ tập trung ở TP Pleiku. Đây là con số quá ít đối với số lượng học sinh hiện có. Trong khi đó, đa số các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ xảy ra ở các xã, huyện vùng sâu, vùng xa. Ông Phạm Long Trọng, Giám đốc Cty huấn luyện kỹ năng Đồng Đội Tây Nguyên cho biết: “Các trường học ở Gia Lai hầu như chưa đưa môn bơi lội vào nội dung giảng dạy. Việc dạy bơi theo chúng tôi là hết sức cần thiết nhằm trang bị thêm cho các em kỹ năng sinh tồn. Năm vừa qua chúng tôi đã tổ chức chương trình 27 giờ chống đuối nước để dạy cho học sinh nhiều kỹ năng như hô hấp nhân tạo, giữ thăng bằng khi xuống nước, học bơi... Hơn 300 em đã theo học các lớp này. Tuy nhiên, hiện chúng tôi không thể tổ chức cho các em ở vùng sâu vùng xa vì chưa đủ điều kiện”. Chưa kể, các em ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu các sân chơi, sự quản lý của gia đình vẫn là vấn đề đe dọa đến sự an toàn của trẻ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Căn, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết, những năm qua, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhà trường tăng cường phối hợp phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước. “Sở cũng đã cùng với các ngành chức năng khác tổ chức tuyên truyền, cảnh báo để giảm thiểu số trường hợp t‌ử von‌g do đuối nước. Một số bể bơi thông minh cũng được đầu tư cho một số trường. Tuy nhiên, thiếu bể bơi và chưa có môn bơi trong chương trình học ở đa số trường học là thực tế”. Gia Lai hiện đang vào mùa nắng nóng, những đứa trẻ luôn hiếu động và nếu không có sự nhắc nhở, giáo dục và quản lý thì ao, hồ luôn trở thành “cái bẫy” chết người. Thế nên, đã đến lúc các ban, ngành tỉnh Gia Lai cần vào cuộc nhằm ngăn chặn những cái chết T.Tâm vì đuối nước của con trẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật