Vì sao Ấn Độ và Pakistan không thoát được “cái vòng luẩn quẩn” xung đột?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình trạng B.L bùng nổ giữa Ấn Độ và Pakistan một lần nữa tái khẳng định rằng ở khu vực Nam Á đang tồn tại một cuộc xung đột dai dẳng và nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.
Vì sao Ấn Độ và Pakistan không thoát được “cái vòng luẩn quẩn” xung đột?
Người dân Pakistan đốt cờ Ấn Độ để bày tỏ sự bất bình của mình.

Đã rất nhiều lần kể từ sau chiến tranh Kargil năm 1999, một vụ khủ‌ng b‌ố có liên quan đến các phần tử vũ trang hoạt động tại Pakistan và được nước này hậu thuẫn đã khiến Ấn Độ và Pakistan vướng vào các cuộc đụng độ quân sự, khiến nhiều người lo ngại rằng tình hình căng thẳng leo thang thêm nữa có thể sẽ khiến hai nước sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mặc dù lần này căng thẳng đã lắng xuống khá nhanh nhờ quyết định hạ nhiệt từ phía chính phủ và quân đội Pakistan, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ giải pháp nào cho sự xích mích về tôn giáo và chính trị, vốn dường như luôn đưa Ấn Độ và Pakistan vào xung đột.

Tại sao Pakistan và Ấn Độ vẫn tiếp tục vướng vào vòng xoáy xung đột nguy hiểm này mặc dù cả hai bên đều không muốn căng thẳng? Theo ông Husain Haqqani, cựu đại sứ Pakistan tại Mỹ, phần lớn trách nhiệm thuộc về chính Pakistan. Ông nói rằng chính sách đối ngoại của Pakistan hoàn toàn phụ thuộc vào quân đội và cơ quan tình báo Pakistan và chính họ đã khiến Pakistan thường có quan điểm cứng rắn.

Vấn đề này bắt nguồn từ khi Pakistan được thành lập sau khi tách khỏi vùng thu‌ộc đị‌a Ấn Độ thuộc Anh, khi họ chỉ sở hữu được 17% tài nguyên khoáng sản từ vùng thu‌ộc đị‌a này nhưng lại có 33% lực lượng quân đội. Từ đó tới nay, quân đội Pakistan đã làm tất cả để “gia tăng quy mô hiểm họa cho xứng tầm với quy mô của chính lực lượng này” để đảm bảo sự tồn tại của chính mình và giúp thống nhất các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Pakistan.

Trong khi toàn thế giới tập trung vào khả năng quân sự của Pakistan hay việc nước này đang hậu thuẫn khủ‌ng b‌ố, ít người không biết rằng quốc gia này đang gặp những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ông Haqqani nêu ra một loạt những khó khăn về xã hội, chính trị, kinh tế mà Pakistan đã phải đối mặt trong 40 năm qua, nhưng ông đặc biệt tập trung vào hai điều: năm ngoái, tỉ lệ t‌ử von‌g của trẻ sơ sinh ở Pakistan đã ở mức cao bậc nhất trên thế giới, còn tỉ lệ biết đọc của người dân đã giảm 2% so với năm trước đó.

Theo quan điểm của ông Haqqani, đây là những vấn đề lớn. “Nhìn chung viễn cảnh phát triển kinh tế của Pakistan là không tốt, tuy nhiên đất nước đang bù đắp cho vấn đề của mình bằng cách vay mượn từ Trung Quốc, Ả Rập Xê út và UAE. Nhưng hiện không có cách nào để Pakistan có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chính họ tạo ra. Nếu anh không có dân số có tỉ lệ biết đọc cao, anh sẽ không thể phát triển chất lượng nguồn lao động. Nếu không có nó, anh sẽ kiếm đâu ra tiền để trả lại những khoản vay trước đây? Anh có thể đề cao vị trí chiến lược của mình tùy thích, nhưng sẽ có lúc tầm quan trọng của mình sẽ thay đổi”.

Dự đoán của ông Haqqani có thể sớm trở thành hiện thực, khi Mỹ, đối tác lớn nhất của Pakistan đang muốn rút khỏi Afghanistan, qua đó khiến Islamabad trở nên không còn quan trọng với Washington như trước. “Pakistan không sai khi tin rằng quốc gia của họ đang nằm ở trung tâm trong toan tính chiến lược của Mỹ”, ông Gerald Feierstein, một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ. “Điều đó đúng vào thập niên 1980 khi Liên Xô tiến quân vào Afghanistan và sau vụ khủ‌ng b‌ố 11/9, nhưng nó đang ngày càng không đúng trong vòng 10 đến 15 năm trở lại đây”.

Tại Afghanistan, Pakistan đã lợi dụng các phần tử khủ‌ng b‌ố Hồi giáo để thực hiện mục tiêu an ninh của mình. Việc Pakistan hậu thuẫn cho lực lượng vũ trang Taliban, tổ chức mà ông Haqqani gọi là “công cụ đáng tin cậy và đồng minh duy nhất của quân đội Pakistan”, đã khiến căng thẳng giữa một bên là Islamabad, bên kia là New Delhi, Washington và Kabul xấu đi.

Máy bay MiG-21 của Ấn Độ bị bắn rơi trong lúc căng thẳng giữa New Delhi và Islamabad nóng lên.

Thế nhưng, Mỹ vẫn hợp tác với Pakistan để đạt được mục tiêu trong khu vực, ít nhất là cho đến gần đây. Theo ông Feierstein, điều này là bởi Washington cần Islamabad hỗ trợ cho các hoạt động quân sự của mình tại Afghanistan mới có thể đạt được thành công. “Chúng ta vẫn phải cần đến Pakistan để có thể đảm bảo đường dây liên lạc trên không, dưới đất cũng như giúp Mỹ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ và Afghanistan”, ông nói.

Tuy nhiên dưới thời Tổng thống Donald Trump, tầm quan trọng của Pakistan không còn như trước. Chính quyền Trump đang tìm cách giải quyết tình hình ở Afghanistan và đang tập trung vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi họ coi Trung Quốc và Triều Tiên là những mối đe dọa an ninh. Sự thay đổi này theo ông Feierstein có nghĩa là “nhu cầu đảm bảo quan hệ thân thiết với Pakistan không còn có ý nghĩa chiến lược nữa”.

Trong tương lai, cả hai chuyên gia đều tin rằng sẽ khó có khả năng quan hệ Mỹ - Pakistan được cải thiện. Việc Trung Quốc tiếp tục viện trợ và đầu tư vào Pakistan đã khiến quốc gia này đứng về phía lợi ích của Trung Quốc hơn là với Mỹ. Trong khi đó, Mỹ cũng đang xem xét lại mối quan hệ của mình với Pakistan và nhiều dấu hiệu đang cho thấy Pakistan không còn nằm trong quỹ đạo của m‌ỹ n‌ữa.

Thay vào đó, Pakistan có thể sẽ khiến nhiều nghị sĩ Mỹ đau đầu khi Washington lúc này cảnh giác với bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nói về việc Mỹ đề ra chính sách đối ngoại mới với Pakistan, ông Haqqani cho biết: “Mỹ đã viện trợ cho Pakistan để giúp quốc gia này thay đổi nhưng nó không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mỹ cũng tìm cách trừng phạt Pakistan nhưng kết quả cũng không tốt hơn. Vậy Mỹ còn có thể làm gì khác?”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9999
  1. Phi công Ấn Độ lái MiG-21 trong trận không chiến với Pakistan được nghỉ ốm vài tuần
  2. Bị Mỹ ‘khóa tay chân’ F-16, Pakistan còn lại gì để quyết đấu với Ấn Độ trên trời?
  3. Căng thẳng chưa có hồi kết
  4. Hai chiến đấu cơ Pakistan bay cách biên giới 10 km, Ấn Độ “hốt hoảng” báo động
  5. Ấn Độ làm rõ lập trường đối với Pakistan trong vấn đề chống khủng bố
  6. Tranh chấp Ấn Độ - Pakistan: Bao giờ chấm dứt?
  7. Ấn Độ - Pakistan lần đầu tiên đàm phán về Hành lang Kartarpur
  8. Quốc gia khiến Ấn Độ và Pakistan phải ‘nghe lời’, tránh chiến tranh hạt nhân
  9. Trung Quốc gọi Pakistan là ‘anh em son sắt’ giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ
  10. Ấn Độ biết rõ danh tính phi công F-16 Pakistan bị giết
  11. Ấn Độ xây 110 hầm trú ẩn máy bay chiến đấu gần biên giới Trung Quốc và Pakistan
  12. Ấn Độ thử hệ thống tên lửa phóng loạt gần biên giới với Pakistan
  13. Xung đột Ấn Độ-Pakistan: Sức mạnh hạt nhân đáng kinh ngạc của Pakistan
  14. Ấn Độ 3 lần đột kích Pakistan
  15. Pakistan che giấu nhiều bí mật ở nơi bị Ấn Độ không kích?
  16. Hé lộ lý do Ấn Độ điều tiêm kích MiG-21 già cỗi ‘quyết chiến’ với F-16 Pakistan
  17. Vì sao Pakistan không tiếp tục sử dụng F-16 không kích Ấn Độ?
  18. Căng thẳng Ấn Độ- Pakistan: ‘Lửa vẫn đổ thêm dầu’!
  19. Ấn Độ tố Pakistan bưng bít thông tin vụ không kích
  20. Kho vũ khí hạt nhân đáng sợ của Ấn Độ - Pakistan
  21. Tiêm kích Ấn Độ rơi ở khu vực gần biên giới với Pakistan
Video và Bài nổi bật