Vì sao Pakistan không tiếp tục sử dụng F-16 không kích Ấn Độ?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ấn Độ đang yêu cầu Chính quyền Donald Trump kiểm tra việc lạ‌m dụn‌g máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan trong quá trình cố gắng không kích Vành đai Kiểm soát ở Jammu và Kashmir, cho rằng Islamabad có thể vi phạm các điều khoản và điều kiện bán hàng đã thỏa thuận với Washington.
Vì sao Pakistan không tiếp tục sử dụng F-16 không kích Ấn Độ?
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan. Ảnh: Reuters

New Delhi đã trình bày lời làm chứng công khai của các quan chức Mỹ tại Quốc hội trong đó họ cam đoan với các nhà lập pháp rằng Washington có “chương trình giám sát rất chặt chẽ” đối với phi đội máy bay chiến đấu F-16 từ lâu trở thành “biểu tượng” và “niềm tự hào”của Không quân Pakistan, mặc dù cho đến nay phần lớn cỗ máy chiến tranh lỗi thời.

Cam kết của Mỹ được đưa ra trong phiên điều trần do John Hillen, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề chính trị-quân sự vào tháng 6/2016 để giải đáp quan ngại từ Ủy ban quan hệ Quốc tế Hạ viện về khả năng lạ‌m dụn‌g máy bay chiến đấu của Pakistan.

Trong số các điều khoản đảm bảo do ông Hillen cung cấp bao gồm: Pakistan sẽ tuân thủ kế hoạch an ninh đã được phê duyệt cho căn cứ và cơ sở hạ tầng liên quan đến F-16 trước khi Mỹ bán vũ khí.

“Chúng ta sẽ có một đại diện Mỹ giám sát việc tuân thủ các yêu cầu kế hoạch an ninh, đây là một chương trình giám sát việc sử dụng đầu cuối rất chặt chẽ,” ông Hillen báo cáo trước Ủy ban.

Hillen cam kết “quy tắc điều hành đồng bộ, có thể nói rằng, để truy cập thiết bị quân sự và các khu vực hạn chế, các máy bay chiến đấu F-16 bay ra ngoài lãnh thổ Pakistan và hoạt động với quốc gia thứ 3 cần được Chính phủ Mỹ chấp thuận trước.”

Mỹ cũng yêu cầu việc bảo dưỡng và lưu kho phụ tùng F-16 phải được bàn giao cho các cơ sở chuyên môn như một phần chương trình giám sát toàn diện, và sẽ không bàn giao thiết bị F-16 cùng đạn dược cho đến khi phía Pakistan tuân thủ đầy đủ yêu cầu kế hoạch an ninh.

Xem Video: Tái diễn đấu súng ở biên giới Ấn Độ - Pakistan, nhiều người thiệt mạng 

//

Cam kết cho biết Washington có thể xác định liệu Pakistan sử dụng F-16 trong vụ kích Ấn Độ để rồi để mất một chiếc do trúng đạn từ MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ. Sau các báo cáo ban đầu cho rằng F-16 tham gia tấn công ngoài biên giới, Pakistan nhanh chóng rút các máy bay chiến đấu và dùng JF-17 do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận thông tin này.

Tuy nhiên, thuyết trình của New Delhi về các mảnh tên lửa AMRAAM được thu lượm trên lãnh thổ Ấn Độ đã đưa Pakistan vào “điểm nóng.”

“Bằng chứng về việc sử dụng tên lửa AMRAAM chỉ có thể được triển khai trên máy bay chiến đấu F-16, cũng có thể cung cấp cho truyền thông. Chúng tôi đề nghị Mỹ cũng kiểm tra liệu việc sử dụng F-16 chống lại Ấn Độ có phù hợp với các điều khoản và điều kiện bán hàng của Washington, Bộ Ngoại giao Ấn Độ thông báo hôm 10/3.

MiG-21 Bison (tiếng Nga: МиГ-21) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan, Liên bang Xô viết. Ở Nga Mikoyan-Gurevich MiG-21 được gọi là Cây đàn Balalaika của bầu trời, vì nó có hình dáng cánh tam giác giống cây đàn dân tộc Nga.

Ấn Độ đưa vào sử dụng những chiếc tiêm kích MiG-21 đầu tiên vào năm 1964.

Nga đã giúp nâng cấp sâu rộng 125 chiếc MiG-21Bis của Ấn Độ lên chuẩn “MiG-21-93 Bison” trong những năm 1990. Gói nâng cấp áp dụng một số công nghệ trên các loại tiêm kích thế hệ 4, như là thay mới radar cũ RP-21MA/RP-22 bằng loại Phazotron Kopyo - được phát triển dựa trên công nghệ dòng radar Zhuk với tầm trinh sát bán cầu trước đến 57 km, ở bán cầu sau là 25-30 km, có thể theo dõi mục tiêu RCS 3m2 tại khoảng cách 45 km.

Kopyo có thể giúp “Bò rừng” theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho tối đa 2 tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Trong chế độ không đối đất, Kopyo có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25 km hoặc cầu đường ở cách 100 km trong khi theo dõi 2 mục tiêu, có thể phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80 km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm ở khoảng cách 150 km.

MiG-21 Bison có thể triển khai các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73E (tầm ngắn), R-27 (dẫn đường radar bán chủ động, tầm trung) và R-77 (radar chủ động, tầm trung – xa lên tới 100km).

F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công. Sự linh hoạt và giá thành không quá cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, hiện nó hoạt động tại 24 quốc gia.

Fighting Falcon là loại máy bay không chiến thành công với nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, và ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công.

Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có chủ đích thiết kế chống lại trọng lực quay vòng lên tới 9g. Nó cũng là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, khiến chiếc Falcon có khả năng tăng tốc rất tốt. Máy bay được trang bị một súng M61 Vulcan ở gốc cánh trái, và hầu như luôn mang theo hai tên lửa AIM-9 Sidewinder, mỗi chiếc ở một đầu mút cánh hay trên ray riêng.

Các phiên bản gần đây hơn có thể được trang bị thay thế bằng loại AIM-120 AMRAAM. Nó cũng có thể được trang bị rất nhiều kiểu tên lửa từ không đối không đến đất đối đất, rocket hay bom, trên các mấu cứng dưới cánh.

Mig-21 "Bò rừng dũng mãnh" của Không quân Ấn Độ. Ảnh: Hindustan Times

Ngay từ đầu, F-16 được dự định để trở thành một loại "ngựa thồ" đa năng hiệu suất cao, có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ và liên tục sẵn sàng xuất kích. Nó đơn giản và nhẹ hơn các kiểu máy bay trước đó, nhưng có hình dạng khí động học và hệ thống điện tử hiện đại (gồm cả là chiếc máy bay đầu tiên áp dụng fly-by-wire, khiến nó được trao tên hiệu "máy bay phản lực điện tử") để duy trì tính năng hoạt động tốt.

F-16 sử dụng một hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire và không hề có đường kết nối cơ khí nào giữa thanh điều khiển và các cánh nâng bên ngoài. Hệ thống kiểm soát bay trên những chiếc đầu tiên thuộc dạng máy tính analogue và đã được nâng cấp thành máy tính số trên các model C/D. Vì sự bất ổn định luôn xuất hiện trong khi bay nên hệ thống kiểm soát máy tính rất cần thiết, một thiết bị giúp ổn và nâng cao khả năng thao diễn của máy bay.

Mặc dù được đánh giá hiện đại hơn và cơ số vũ khí vượt trội nhưng điểm yếu nhất của F-16 là thiếu các đường kết nối cơ khí giữa thanh điều khiển và các cánh nâng bên ngoài nên thiết kế cần điều khiển có một điểm khá khác thường: ban đầu, nó không di chuyển được. Thay vào đó cần điều khiển xác định áp lực do phi công tạo ra và tùy theo đó để điều khiển máy bay. Kiểu thiết kế này khiến phi công không thoải mái và khó điều chỉnh máy bay trong khi những máy bay nâng cấp MiG-21 ’Bison’ sau khi được đại tu có hiệu suất tốt có độ bộc lộ radar thấp, vận tốc cao và rất linh hoạt.

Chiến đấu cơ có thể đạt vận tốc tối đa 2.175-2.300 Km/h, trần bay thực tế 18.000-19.000 mét của MiG-21 không thua kém đối thủ Mỹ của mình, nó cũng có ưu thế về hiệu suất nâng (tỷ lệ sức đẩy của động cơ với trọng lượng máy bay) với khối lượng cất cánh tiêu chuẩn là 0,79. Do đó, “Bò rừng” Ấn Độ có thể tự tin chống lại “chim cắt” của Pakistan khi chiến đấu tầm gần.

Không quân Ấn Độ lần đầu tiên sử dụng MiG-21 trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971. Trong cuộc chiến này đã chứng kiến cuộc không chiến siêu âm đầu tiên trên tiểu lục địa Ấn Độ, khi 1 chiếc MiG-21 của Ấn Độ bắn hạ 1 chiếc F-104 Starfighter của Không quân Pakistan. Những chiếc MiG đã thực hiện một vai trò quan trọng trong các cuộc không chiến, bảo đảm chiếm ưu thế trên không và cuối cùng khiến Pakistan thất bại.

MiG-21 cũng được sử dụng vào cuối năm 1999 trong chiến tranh Kargil. Những chiếc MiG-21 lần cuối cùng được biết đến sử dụng trong không chiến vào năm 1999 trong Sự kiện Atlantique, khi 2 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã bắn hạ 1 chiếc máy bay trinh sát Breguet Atlantique của Hải quân Pakistan.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9999
  1. Ấn Độ, Pakistan dọa nã tên lửa vào nhau
  2. Phi công Ấn Độ lái MiG-21 trong trận không chiến với Pakistan được nghỉ ốm vài tuần
  3. Bị Mỹ ‘khóa tay chân’ F-16, Pakistan còn lại gì để quyết đấu với Ấn Độ trên trời?
  4. Căng thẳng chưa có hồi kết
  5. Hai chiến đấu cơ Pakistan bay cách biên giới 10 km, Ấn Độ “hốt hoảng” báo động
  6. Ấn Độ làm rõ lập trường đối với Pakistan trong vấn đề chống khủng bố
  7. Tranh chấp Ấn Độ - Pakistan: Bao giờ chấm dứt?
  8. Ấn Độ - Pakistan lần đầu tiên đàm phán về Hành lang Kartarpur
  9. Quốc gia khiến Ấn Độ và Pakistan phải ‘nghe lời’, tránh chiến tranh hạt nhân
  10. Trung Quốc gọi Pakistan là ‘anh em son sắt’ giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ
  11. Ấn Độ biết rõ danh tính phi công F-16 Pakistan bị giết
  12. Ấn Độ xây 110 hầm trú ẩn máy bay chiến đấu gần biên giới Trung Quốc và Pakistan
  13. Ấn Độ thử hệ thống tên lửa phóng loạt gần biên giới với Pakistan
  14. Xung đột Ấn Độ-Pakistan: Sức mạnh hạt nhân đáng kinh ngạc của Pakistan
  15. Ấn Độ 3 lần đột kích Pakistan
  16. Pakistan che giấu nhiều bí mật ở nơi bị Ấn Độ không kích?
  17. Hé lộ lý do Ấn Độ điều tiêm kích MiG-21 già cỗi ‘quyết chiến’ với F-16 Pakistan
  18. Căng thẳng Ấn Độ- Pakistan: ‘Lửa vẫn đổ thêm dầu’!
  19. Ấn Độ tố Pakistan bưng bít thông tin vụ không kích
  20. Kho vũ khí hạt nhân đáng sợ của Ấn Độ - Pakistan
  21. Tiêm kích Ấn Độ rơi ở khu vực gần biên giới với Pakistan
Video và Bài nổi bật