Cha mẹ có nên can thiệp vào tiền lì xì của con hay không?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỗi dịp Tết đến, nhiều bậc phụ huynh cứ phải lo lắng về chuyện con cái sử dụng số tiền lì xì như thế nào. Nhất là với các gia đình có điều kiện thì số tiền lì xì mỗi bé nhận được sau cái Tết có khi lên đến hàng chục triệu đồng.
Cha mẹ có nên can thiệp vào tiền lì xì của con hay không?
Ảnh minh họa

Anh Tấn, chủ cửa hàng buôn bán xe cũ ở Q.3 cho biết, ít khi quan tâm tới khoản tiền lì xì của hai đứa con do quá bận bịu với việc kinh doanh, mặc dù đôi lúc cũng hơi thắc mắc tụi nhỏ xài cho những việc gì.

Không biết có phải do ảnh hưởng từ nghề nghiệp hay không mà Chị Ngọc, nhân viên tín dụng của một ngân hàng tại Q.6 bắt buộc các con phải nộp toàn bộ tiền lì xì. Và số tiền ấy được chị gửi thêm vào tài khoản của mỗi đứa. Theo chị, đó là điều cần thiết, khi mọi nhu cầu của các con đã được anh chị đảm bảo và đồng tiền phải được sinh lợi chứ không nên cho vào ống heo để dành.

Thực tế cho thấy, khi bị cấm đoán, các con sẽ tìm cách giấu bớt để chi tiêu cá nhân, vô tình cha mẹ lại tạo điều kiện cho con nối dối, hành xử không trung thực…

Khó có một biện pháp nào gọi là hoàn hảo trong vấn đề này. Bởi vì khi cha mẹ không quan tâm, các con rất dễ tiêu xài hoang phí do chưa hiểu được giá trị của đồng tiền, lại chẳng phải do mình vất vả làm ra. Ngược lại, thu giữ một phần hay toàn bộ số tiền lì xì của các con cho dù với lý do nào đi nữa cũng không phải là cách quản lý hữu hiệu. Thực tế cho thấy, khi bị cấm đoán, các con sẽ tìm cách giấu bớt để chi tiêu cá nhân, vô tình cha mẹ lại tạo điều kiện cho con nối dối, hành xử không trung thực…

Nói cho cùng, tiền lì xì vẫn là món tiền mà người lớn dành tặng các con chứ không phải cho cha mẹ. Cha mẹ nên nhẹ nhàng hướng cho con cách chi tiêu hợp lý theo kiểu có phần để dành, phần chia sẻ với người khác và phần để trẻ được tự quyết định mua sắm những thứ cho bản thân hay theo ý thích riêng mình. Cần lắm sự gần gũi, tạo dựng niềm tin của những người làm cha mẹ để rồi chính con cái có thể tin tưởng, tham khảo ý kiến trước khi chi tiêu một số tiền lớn hay mua sắm một món hàng có giá trị hơn là cấm đoán, tước đoạt.

Còn gia đình anh Lân – chị Nga ở chợ Phú Nhuận thì có vẻ nhân nhượng hơn trong chuyện này, khi tiền lì xì có mệnh giá từ 200 ngàn đồng trở lên bắt buộc nộp cho ba mẹ, còn dưới mức đó các con được giữ lại và tiêu xài tùy thích. Chị Quỳnh, làm đại lý cho một công ty bảo hiểm ở Tân Bình, lại “hạch toán” theo công thức: tiền con được giữ là số tiền còn lại sau khi lấy tổng số tiền con được lì xì trừ đi số tiền cha mẹ đã lì xì cho con người ta. Thời gian đầu, mấy đứa con chị phản đối mạnh mẽ nhưng cuối cùng phải chấp nhận nếu không muốn trắng tay sau ngày Tết vì tiền lì xì sẽ bị tịch thu hết nếu không chấp nhận phương án đó.

Với gia đình anh Liêm - chị Nguyệt ở Bình Tân thì chẳng cần áp dụng một quy định nào cả. Có điều khi Tết vừa xong là hết bố đến mẹ thay phiên nhau “vay” tiền lì xì của các con với đủ mọi lý do. Nhưng số tiền bị vay mỗi năm cho đến nay vẫn chưa lần nào được trả lại.

Không nhất thiết phải đặt nặng chuyện phải “quản lý tiền lì xì” hoặc “dạy con sử dụng” hay “giám sát cách chi tiêu” vì đó chính là những biện pháp ít nhiều mang tính áp đặt đồng thời cho thấy cha mẹ đang quá coi trọng giá trị vật chất của món tiền ấy cho nên cứ nhất quyết phải… quản lý, giám sát cho bằng được. Hướng dẫn con cách sử dụng đồng tiền, chi tiêu hợp lý phải là một quá trình dài lâu từ trước đó qua những hoạt động và thời điểm khác nhau trong năm. Chứ không để cứ đến dịp Tết đến, lúc con trẻ cầm trong tay số tiền bạc triệu thì cha mẹ mới cấp tập dạy dỗ đủ điều, không khéo lại phản tác dụng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật