Căn bệnh đe dọa quý ông ngày Tết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày Tết nhậu nhẹt, bia rượu nhiều nguy cơ bệnh gout rất cao. Nhiều người sau cả tuần tất niên thì đến cận Tết đành treo chân không đi được.
Căn bệnh đe dọa quý ông ngày Tết
Ảnh minh họa

Axit uric tăng cao đột biến

Anh Nguyễn Văn Khương (48 tuổi, trú tại Từ Sơn, Bắc Ninh) phải tìm tới bác sĩ gấp vì bỗng dưng ngón chân sưng đau, không đi lại được.

Khi đến khám, bác sĩ thấy hai ngón chân cái của bệnh nhân sưng đỏ. Siêu âm hình ảnh thấy có axit uric lắng đọng ở khớp các ngón chân với bàn. xét nghiệm thì axit uric trong máu tăng cao đột biến lên tới hơn 400 mmol/l.

Bác sĩ tư vấn hỏi ra, anh Khương thành thật cho biết khoảng 10 ngày này hầu như ngày nào anh cũng có 1 cuộc nhậu tất niên. Cánh đàn ông ngồi với nhau có đủ lý do để uống và anh Khương chỉ nghĩ bệnh guot ở người nhiều tuổi anh còn trẻ sẽ không lo bị.

Tuy nhiên, sau một đêm ngủ dậy ngón chân sưng đỏ, ấn đau nhói và bước đi cũng đau. Anh cố chịu nhưng tình trạng đau ngày càng không dứt nên anh đi kiểm tra thử và kết quả đó là bệnh guot.

Tương tự, trường hợp của ông Mai Xuân Tính (67 tuổi, Hiệp Hòa, Bắc Giang) chưa đến Tết mà các ngón chân đã sưng đau đi lại khó khăn, ngón tay thì ngón to, ngón bé do tác hại từ bệnh gout.

Ông Tính bị gout ba năm nay. Ông đã điều trị và không còn tình trạng sưng đau nên nghĩ đã khỏi gout. Chính vì thế, ông Tính càng chủ quan vì nghĩ trước bác sĩ chỉ cảnh báo có khả năng gout còn chưa khi nào các ngón chân, ngón tay lại sưng vù như hiện nay.

Dịp Tết, ông cũng được mời đi họp hành nhiều hơn và chỉ trong 1 tuần, ông đã ăn ba bữa thịt chó, ngày nào cũng bia, rượu dẫn đến lắng đọng đạm quá nhiều. Vì quá giàu chất đạm nên bệnh gout bất ngờ diễn biến nặng.

Siêu âm, qua hình ảnh, axit uric lắng đọng tại các khớp rất nhiều. Các tinh thể urat lắng đọng không được giải phóng tạo nên các cục tophy. Bác sĩ phải kê đơn thuốc cho ông Tính để giảm triệu chứng đau sưng do gout mang tới.

bệnh gout có phải bệnh nhà giàu?

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Cường, Nguyên bác sĩ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương, ngày Tết là cả thách thức với bệnh nhân chuyển hóa đó là bệnh tiểu đường và gout. Đặc biệt, cả hai bệnh này đều rơi vào nhóm người thường hay ăn nhậu, ăn quá nhiều thực phẩm có đạm. Lối sống đó làm cả đường máu tăng và cả axit uric máu tăng.

bệnh gout là bệnh axit uric lắng đọng trong một thời gian dài chứ không phải khi có sưng ngón chân cái lên mới là bị gout. Vì thế, có những người dịp Tết ăn nhiều, axit uric tăng cao đột biến dẫn đến đau các khớp ngón chân.

Tết là thách thức với người bị gout - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Cường cho biết ngày Tết những người bị gout dễ gặp cơn gout cấp, khi bị cơn gout cấp làm đường máu tăng lên và rối loạn. Thậm chí có người đến khi hết Tết thì chẳng đi lại nổi vì ngón chân, ngón tay sưng đẫn do gout cấp tính.

Bác sĩ Cường chia sẻ trước đây bệnh gout được coi là bệnh nhà giàu nhưng hiện nay với lối sống “công nghiệp” thì bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh gout. Thậm chí, gout không còn ở đàn ông trung niên mà ngay cả những người trẻ dưới 40 tuổi cũng bị rối loạn axit uric.

bệnh gout không được điều trị kịp thời sẽ bị nhiễm trùng khớp phải đốt khớp, cắt cụt chi. Ở người cao tuổi càng dễ biến chứng bởi người già hay bị thoái hóa khớp lại mắc bệnh gout thì quá trình này diễn ra càng nhanh chóng hơn.

Chính vì thế, theo bác sĩ Cường, ngày Tết bệnh nhân gout phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống hạn chế bia rượu, thịt màu đỏ, hải sản (cá thu, cá mòi, cá trích...) không nên ăn các loại nước hầm xương, móng giò. Người bị bệnh gout nên ăn rau mồng tơi, rau muống, thịt gà...Đặc biệt dù Tết vẫn phải tập thể dục 30 phút/ngày, uống nhiều nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật