Gốc tự do: Lợi hay hại?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gốc tự do (GTD) có thể tự hình thành trong quá trình chuyển hóa (hô hấp tế bào) gọi là gốc tự do nội sinh (GTDNS), nhưng cũng có thể từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào gọi là gốc tự do ngoại lai (GTDNL).
Gốc tự do: Lợi hay hại?
Hình ảnh gốc tự do.

Chúng đều gây nên các phản ứng oxy hóa làm hư hỏng tế bào, tạo nên sự lão hóa, các bệnh tật  hoặc làm hỏng DNA hình thành nên tế bào lạ, sinh ung thư. Theo đó, có thể dùng các chất chống lại GTD (chất chống oxy hóa) để chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa ung thư. Rất nhiều thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm  đã được  thiết kế theo lý thuyết này. Các sản phẩm được coi là có tác dụng chống lão hoá chung như hỗn hợp vitamin liều cao (vitamin C, E, betacaroten, selrnium). Các chất chống oxy hóa giống với  chất chống oxy hóa nội sinh (gluthathion, coenzym 10). Các thực phẩm chức năng chống lão hóa, hỗ trợ ung thư chứa flavonoid, các chất chống thoái hóa điểm vàng chứa các loại flavonoid đặc biệt, các mỹ phẩm chống lão hóa da chứa vitamin C, E.

Những thực nghiệm táo bạo...

TS. Siegfried Hekimi (Đại học Mc Gill, Canada) thực nghiệm trên giun tự nhiên bằng cách, dùng paraquat (một hó‌a chấ‌t diệt cỏ, có độc tính cao, đã bị cấm) thúc đẩy việc sinh ra gốc tự do ở  giun. Kết quả những con giun dùng paraquat, c‌ơ th‌ể có nhiều gốc tự do, lại sống lâu hơn tới 60% so với những con giun không dùng paraquat, c‌ơ th‌ể ít gốc tự do. Khi bổ sung chất chống oxy hóa vào các loại giun dùng paraquat thì không kéo dài được tuổi thọ mà lại giảm tuổi thọ đến 40%. Ít nhất thử nghiệm này cũng đưa đến một thực tế: trên giun, gốc tự do không phải là tác nhân gây lão hóa, chất chống oxy hóa  không làm tăng tuổi thọ.

Thí nghiệm mới chỉ trên loài giun nên thực tế có được có thể chỉ đúng trong phạm vi hẹp, chưa đủ mức khái quát để bác bỏ lý thuyết về GTD truyền thống, nhưng ít ra theo nhóm thử nghiệm, cũng đặt ra một số vấn đề:

Stress là phản ứng tích cực, chỉ khi vượt  quá mức mới có hại. GTD như một phần của phản ứng strees tích cực. Trong một chừng mực nào đó, GTD có thể tham gia vào các phản ứng chống lại quá trình lão hóa, có lợi. Tập thể dục thể thao có chừng mực sẽ làm tăng GTD  trong ngưỡng có lợi.

Khi GTD vượt quá ngưỡng thì có thể gây ra sự hư hỏng tế bào, tạo nên sự  lão hóa chung, thoái hóa thần kinh, nhăn da, làm biến đổi DNA của nhân tế bào tạo ung thư. Lúc này dùng chất chống oxy hóa, đưa GTD về ngưỡng an toàn là cần thiết.

Việc quan trọng nhất là xác định cho được ngưỡng GTD an toàn và làm thế nào để giữ được ngưỡng GTD an toàn đó (bổ sung khi thiếu, chống lại khi thừa như thế nào?).

… Và việc cải thiện môi trường, dùng thuốc

Khi c‌ơ th‌ể chuyển hóa (hô hấp tế bào) thì sinh ra các GTDNS. c‌ơ th‌ể có một hệ thống chất chống oxy hóa nội sinh như  gluthathionn, coenzym 10 làm nhiệm vụ  khử các GTDNS thừa. Đó là phản ứng tự điều hòa của c‌ơ th‌ể. Nếu sống trong môi trường ô nhiễm thì các chất từ môi trường phản ứng với nhau ở ngay trong môi trường hay sau khi vào c‌ơ th‌ể tạo ra GTDNL. Dĩ nhiên GTDNL này làm vượt quá ngưỡng GTD vốn có và có hại  cho c‌ơ th‌ể. Để chống lại các GTDNL cần chủ động cải thiện môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành.

Quá trình chuyển hóa  thức ăn, chuyển hóa chất, sinh năng lượng cho hoạt động sẽ tự sinh ra GTDNS cần thiết và tự  hủy bỏ GTDNS thừa. Như vậy để cho c‌ơ th‌ể  có một lượng GTDNS ở ngưỡng có lợi thì cần chủ động duy trì một chế độ ăn và hoạt động  điều độ. Theo đó, việc bổ sung thêm các chất chống oxy hóa  khi c‌ơ th‌ể được cung cấp thức ăn và hoạt động bình thường chưa chắc đã có lợi gì. Chẳng hạn khi c‌ơ th‌ể hoạt động bình thường, các chất chống oxy hóa  nội sinh  như copenzym 10, gluthathion không thiếu, vậy bổ sung chúng chắc không thêm lợi ích. Hơn nữa sự oxy hóa cũng có khi rất cần (như quá trình đốt cháy chất để tạo ra năng lượng). Liệu bổ sung các chất chống oxy hóa có làm ngược lại quá trình này, gây hại(!). Chưa có bằng chứng gây hại nhưng đã có  bằng chứng không có lợi ích: rất nhiều người hy vọng  dùng các chất  chống oxy hóa  kéo dài tuổi thanh xuân song  không hề đạt được mục đích.

Khi đến một tuổi nào đó hay trong một điều kiện nào đó GTD tăng lên vượt ngưỡng an toàn thì có hai cách đặt ra, hoặc là tăng cường chất chống oxy hóa  giống như chất nội sinh (bổ sung coenzym 10, gluthathion) hoặc dùng các chất chống oxy hóa nhân tạo (selenium, betacaroten,vitamin C, vitamin E, betacaroten, selenium). Lúc đó có thể là cần, nhưng chỉ có ý nghĩa làm chậm lại, chứ không thể đảo ngược  quá trình, nghĩa là dự phòng quá trình oxy hóa tiếp theo chứ không thể làm trẻ lại, chữa khỏi bệnh tật, ung thư, nhăn da. Dùng chất chống oxy hóa khi đã có biểu hiện này thì đã muộn nhưng dùng sớm hơn thì vào lúc nào, đó là vấn đề cần nghiên cứu. Hiện chúng ta đang dùng thuốc thực phẩm chức năng  chống oxy hóa khá tùy tiện, cần nghiên cứu lại.

Thực nghiệm của TS. Siegfried Hekimi chưa có tính khái quát để bác bỏ lý thuyết truyền thống GTD, nhưng những vấn đề đặt ra từ thử nghiệm này cũng có thể giúp ta xem lại việc thiết kế và sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo lý thuyết  truyền thống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật