Thái Lan nỗ lực kiểm soát khủng hoảng béo phì ở các nhà sư

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thái Lan đang cố gắng đẩy lùi vấn đề sức khỏe do lối sống ít vận động và tiêu thụ nhiều đồ ngọt của các nhà sư nước này.
Thái Lan nỗ lực kiểm soát khủng hoảng béo phì ở các nhà sư
Lễ xuất gia tại một ngôi chùa ở Prachuabkirikhan, Thái Lan, ngày 10/3/2013. Ảnh: Newsmax.com.

Mỗi buổi sáng, thức ăn được cúng cho các nhà sư Thái Lan rất phong phú: gạo nếp, bánh ngọt, mì, bánh pudding, bánh bao, đồ ăn nhẹ mua ở cửa hàng và các món tráng miệng Thái Lan phủ sữa đặc và kem dừa.

Truyền thống khất thực, tức bố thí thức ăn, cho các nhà sư mỗi sáng như cách để tích đức đã gây ra cuộc khủng hoảng béo phì cho các nhà tu hành.

Cho đến gần đây, 300.000 nhà sư ở Thái Lan vẫn giữ dáng và giữ sức khỏe bằng cách nhịn ăn sau giữa trưa.

Tuy nhiên, do thực phẩm và đồ uống họ tiêu thụ mỗi sáng rất không lành mạnh, số lượng các nhà sư thừa cân và sức khỏe kém hiện vượt quá mức trung bình quốc gia, với tỷ lệ béo phì 45%, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường 6,5%, tỷ lệ mắc bệnh tim và tỷ lệ cholesterol cao.

Các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho các nhà sư tại một bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan.

Lối sống hiện đại và thực phẩm nhiều đường được cho là nguyên nhân. Thái Lan là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì cao nhất châu Á, chỉ đứng sau nước láng giềng Malaysia.

Các nhà sư không có lựa chọn nào khác ngoài việc ăn thức ăn được cúng dường. Theo truyền thống, mọi người thường quyên tặng những thực phẩm yêu thích của họ hoặc của người thân đã mất. Điều này có nghĩa các nhà sư sẽ nhận được rất nhiều bánh pudding và đồ ngọt.

Các thành viên cao cấp của Hội đồng Phật giáo cũng như các học giả và Chính phủ Thái Lan đã cùng nhau nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng béo phì như một vấn đề cấp bách sau khi vấn đề này được mô tả như "quả bom hẹn giờ". Quy định Sức khỏe cho Các nhà sư đang dần được triển khai bắt buộc tại các ngôi chùa trên khắp Thái Lan.

Bác sĩ Supreda Adulyanon, giám đốc điều hành của ThaiHealth, cơ quan y tế của chính phủ, cho biết đồ uống có đường, một trong những thức uống duy nhất nhà sư được phép dung nạp sau giữa trưa, là nguyên nhân chính gây ra béo phì.

"Tất nhiên, nó liên quan đến thói quen không lành mạnh của họ. Ví dụ 43% là người hút thuốc và chỉ 44% tập thể dục ba lần một tuần, điều đó có nghĩa là phần lớn không tập thể dục", ông nói.

Bộ Y tế Thái Lan đã tài trợ cho dự án "nhà sư khỏe mạnh, dinh dưỡng lành mạnh" năm 2017 để giúp các nhà sư trên khắp cả nước giảm cân. Dự án cung cấp các thắt lưng đặc biệt giúp nhà sư kiểm soát vòng eo khi cân nặng tăng hoặc giảm, đào tạo các đầu bếp trong chùa nấu những món ăn lành mạnh, xuất bản các cuốn sách nhỏ về công thức nấu ăn tốt cho sức khỏe, khuyến khích mọi người nấu ăn và tặng thực phẩm lành mạnh.

"Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu hoàn cảnh của họ, họ phải tiêu thụ những gì được cho chứ không thể tự mình lựa chọn thực phẩm", Adulyanon nói.

Các nhà sư thường có lối sống ít vận động. Đối với họ, tập thể dục là chủ đề đặc biệt nhạ‌y cả‌m. Họ không được tỏ ra chú trọng ngoại hình và không được đi giày, hai yếu tố khiến việc tập thể dục và giữ dáng trở nên cấm kỵ.

Gần đây, một nhà sư đã bị chính quyền Phật giáo truy lùng vì "phá giới" sau khi đăng ảnh cơ bụng sáu múi của mình lên mạng.

Phra Promwachirayan, trụ trì chùa Yannawa, thành viên Hội đồng Phật giáo, cho rằng tập thể dục với nhà sư là việc "phức tạp" nhưng không phải là không thể.

"Các nhà sư nên tập thể dục nhưng điều này rất khó khăn. Họ có thể tập luyện để tăng cường sức khỏe nhưng không khiến c‌ơ th‌ể săn chắc như võ sĩ. Họ không thể tập tạ hay chạy bộ, chỉ có thể đi bộ nhanh hoặc thiền hành. Yoga cũng tốt, nhưng không phải ở nơi công cộng", ông nói.

"Một máy chạy bộ cũng được. Nhưng chỉ với máy chạy bộ phẳng và được đặt trong nhà", ông nói thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật