“Trung Quốc hắt hơi, Nhật Bản mang khẩu trang”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi Trung Quốc hắt hơi, Nhật Bản mang khẩu trang phòng hộ. Đó là một trong những biến tấu từ câu nói vui: “Khi Mỹ hắc hơi, cả thế giới cảm lạnh” khi câu nói này ra vào cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930.
“Trung Quốc hắt hơi, Nhật Bản mang khẩu trang”
Ảnh minh họa

Kể từ khi Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, các khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc như lạm phát leo thang là mối quan ngại lớn đối với các quốc gia châu Á.

Và Nhật Bản cần mang khẩu trang phòng hộ ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Được biết, Nhật Bản có truyền thống bảo vệ nền kinh tế tránh khỏi những tác động từ bên ngoài. Dù nước này đã đạt được một số bước tiến quan trọng trong việc loại bỏ  chủ nghĩa bảo hộ, nhưng khi đề cập đến thuật ngữ “tự do thương mại” thì Nhật Bản lại không phải là nước đầu tiên được nhắc đến. Hơn nữa, nước này còn thực hiện các biện pháp trực tiếp nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng nội tệ (JPY), gần đây nhất là vào tháng 9/2010

Về nghĩa đen, dịch cúm đang xảy ra tại Tokyo, trên các đường phố và xe lửa đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân mang khẩu trang phòng hộ. Những người mắc bệnh mang khẩu trang để tránh lây nhiễm sang người khác, trong khi một số người mang khẩu trang để giảm tiếp xúc với vi trùng. Thậm chí gần đây, tại Nhật Bản xuất hiện một số thông tin rằng giới trẻ có tính nhút nhát cũng bắt đầu mang khẩu trang không phải vì lý do sức khỏe mà để tránh ánh nhìn của mọi người.

Nhìn chung, nền kinh tế Nhật Bản đang thu hẹp về tầm cỡ chứ không phải về điều nhìn thấy được. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ công bố số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 sơ bộ vào thứ 2 tới với dự báo thấp hơn GDP của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản rơi xuống vị trí thứ 3.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của một nền kinh tế thường kèm theo các tác dụng phụ. Theo dự kiến, một ngày sau khi Nhật Bản công bố số liệu GDP, Trung Quốc sẽ công bố số liệu lạm phát tháng 1. Theo dự báo của Bank of America-Merrill Lynch, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 4.6% trong tháng 12/2010 lên 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát là vấn đề đau đầu chính của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc và là lý do khiến ngân hàng trung ương nước này nâng lãi suất lần thứ 3 kể từ tháng 10/2010.

Được biết, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thêm 0.25% lên 3% và lãi suất cho vay kỳ hạn một năm thêm 0.25% lên 6.06% với hiệu lực kể từ ngày 09/02. Dù vậy, lãi suất tiền gửi vẫn còn thấp hơn lạm phát, nên các nhà kinh tế còn cho biết nước này không thể tránh khỏi thắt chặt chính sách mạnh tay hơn trong năm nay.

Các nhà đầu tư và hoạch định chính sách có lý do chính đáng để theo dõi sát sao các chỉ báo kinh tế của Trung Quốc vì không ai muốn sự hạ cánh cứng của Trung Quốc tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế Nhật Bản.

Động thái thắt chặt của Trung Quốc có thể tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Mặt khác, một số chuyên gia phân tích cảnh báo nếu Trung Quốc thất bại trong việc kìm chế lạm phát, bất ổn xã hội có thể bùng nổ khi giá thực phẩm leo thang.

Trong khi đó, giảm phát vẫn là mối quan ngại chính của Nhật Bản. Được biết, trong tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core CPI) của Nhật Bản giảm 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ 22 liên tiếp.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cam kết duy trì chính sách lãi suất cực kỳ lỏng lẻo cho tới khi giá tiêu dùng có thể tăng khoảng 1%. Vì thế BOJ chưa thể theo chính sách thắt chặt của Trung Quốc trong ngắn hạn và chắc chắn không phải tại cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày bắt đầu vào thứ Hai tới.

Tờ nhật báo Nikkei hôm thứ Tư (09/02) cho biết BOJ có thể nâng triển vọng kinh tế vào tuần tới nhằm chứng minh rằng các điều kiện kinh tế đang cải thiện. Đặc biệt, xuất khẩu Nhật Bản sang Trung Quốc có thể tăng mạnh.

Nếu điều đó diễn ra, đây sẽ là lần đầu tiên BOJ nâng đánh giá chung về kinh tế trong vòng 9 tháng qua và kinh tế Nhật Bản sẽ lây nhiễm từ đà tăng trưởng của Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật