Ngày Tết, chiêm ngưỡng kho báu hoàng tộc Chăm

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng ngàn du khách đến Bình Thuận trong dịp Tết Tân Mão đã tận mắt chiêm ngưỡng bộ vương miện của vua và búi chụp tóc hoàng hậu được đúc bằng vàng xưa. Áo bào, áo công chúa, áo hoàng tử, khăn choàng của hoàng hậu cùng nhiều báu vật khác cũng được hậu duệ hoàng tộc Chăm lưu giữ và ra mắt trong dịp này.
Ngày Tết, chiêm ngưỡng kho báu hoàng tộc Chăm
Thắt lưng của vua
Anh Thiện, hậu duệ của hoàng tộc Chăm cũng là người thuyết minh của Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm (Ngã ba Sông Mao, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình - Bình Thuận) đã bày tỏ cảm giác vui sướng của mình khi những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm được lưu giữ cho đến tận bây giờ. Anh cũng mong, dịp này sẽ đón được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Mở cửa tự do, anh Thiện và nhiều nhân viên khác đã tận tình thuyết minh cho du khách khi đến tham quan.
Bộ tanh đựng cơi trầu của hoàng tộc
Điều làm nhiều du khách bất ngờ đó là bộ sưu tập hiện vật của hoàng tộc Chăm Po Klong Mưnai vào thế kỷ 17. Đây là kho báu duy nhất còn sót lại trong vương triều cuối cùng của Champa bao gồm trang phục vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, vương miện, ấn kiếm, bộ tanh trầu…
Áo bào vua
Áo hoàng tử
Áo công chúa
Áo hoàng hậu
Giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klong Mưnai được làm bằng vàng xưa, trên vương miện là hai con rắn thần Makara được chạm khắc tinh xảo. Nằm cạnh vương miện là búi chụp tóc của hoàng hậu Po Bia Sơm với họa tiết độc đáo.
Vương miện vua
Búi chụp tóc của hoàng hậu
Khăn đóng của hoàng hậu

Những hậu duệ của hoàng tộc Chăm cho biết, sở dĩ vương miện hoàng hậu Po Bia Sơm không còn là do gia đình hưởng ứng lời hiệu triệu "Tuần lễ vàng" của Bác Hồ, hiến tặng cho chính quyền mới sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.

Ngoài ra trung tâm còn quy tụ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm trong sinh hoạt đời thường như dụng cụ nông, ngư nghiệp, những bộ trang phục lễ hội, lễ cưới và các nhạc cụ truyền thống.
Tráp đựng quần áo hoàng tộc
Khăn Prăm của hoàng hậu
Bộ đao và kiếm trong hoàng tộc thế kỷ XVII
Đôi hài trắng của vua Po Klong Mưnai
Mũ vệ binh trong hoàng cung thế kỷ XVI- XVII

Theo sử Chăm, vua Pô Klong Mơnai tên thật là Pômưhata lên ngôi vào năm 1622, đến năm 1627 ông nhường ngôi cho con rể của mình là Pô Klong Gahul. Vua Po Klong Mưnai đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, nhất là xây dựng các con đập thủy lợi. Vua Pô Klong Mơnai có hai người vợ đó là hoàng hậu Po Bia Sơm và thứ phi Nguyễn Thị Thương (thứ phi của Pô Klong Mơnai là công chúa của chúa Nguyễn nhưng không rõ là vị vua nào)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật