‘Luật Quản lý thuế ’đẩy‘ Kiểm toán Nhà nước ra ngoài’: Tổng cục Thuế nói gì?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng cục Thuế bất ngờ tổ chức họp báo sau cuộc tranh luận giữa Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tại Quốc hội về trách nhiệm xử lý kết luận kiểm toán tại các doanh nghiệp.
‘Luật Quản lý thuế ’đẩy‘ Kiểm toán Nhà nước ra ngoài’: Tổng cục Thuế nói gì?
Đại diện cơ quan Thuế giải thích về những tranh luận tại nghị trường Quốc hội

Trước đó, tại phiên thảo luận ở Hội trường Quốc hội chiều ngày 15/11 về dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đặt câu hỏi “Tôi không hiểu vì sao ở dự thảo Luật chính thức lại thu hẹp quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước?”.

Lý giải về quy định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nhiều trường hợp “quýt làm, cam chịu”, tức là KTNN ra kết luận về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, nhưng cơ quan thuế lại là nơi ra thông báo, khiến nhiều trường hợp người nộp thuế thấy chưa thỏa đáng đã kiện cơ quan thuế. “Chúng tôi đề nghị ở đây, ai kết luận thì người đó phải giải trình trước tòa”,

Tranh luận sau phát biểu của người đứng đầu ngành Tài chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước bày tỏ không đồng tình và khẳng định “chưa có trường hợp nào từ kết luận của KTNN để liên lụy đến cơ quan thuế”.

Thậm chí, ông Phớc khẳng định việc cơ quan thuế để sót, để lọt nguồn thu là hết sức lớn. Ví dụ chúng đối chiếu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2 năm vừa rồi thất thu thuế 94% so với số đối chiếu.

Tiếp nối những tranh luận trên nghị trường, cuối giờ sáng nay, Tổng cục Thuế bất ngờ tổ chức cuộc họp báo nhằm làm rõ quan điểm. Theo đó, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay, theo quy định của Luật quản lý thuế, doanh nghiệp tự khai, tự tính, tự nộp thuế, Cơ quan thuế thông qua phân tích cơ sở dữ liệu tiêu chí quản lý rủi ro để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Hàng năm cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra 18-20% số lượng doanh nghiệp. Trong trường hợp ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, có kết luận và quyết định xử lý thì khi không thống nhất người nộp thuế có quyền khiếu nại và khởi kiện.

Cụ thể: Người nộp thuế có quyền khiếu nại 2 lần: lần 1 với cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý thuế, lần 2 với cơ quan quản lý thuế cấp trên. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì người nộp thuế có quyền khởi kiện cơ quan quản lý thuế ra Toà án.

“Về vấn đề này, Ban soạn thảo xin báo cáo thêm thực trạng và các quy định Pháp Luật nêu trên. Ban soạn thảo sẽ phối hợp với Uỷ ban Tài chính ngân sách và các cơ quan liên quan để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp sau theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan thanh tra, kiểm toán hoạt động theo đúng quy định của Pháp Luật, không chồng chéo; Đảm bảo quy định đúng Hiến pháp, không mâu thuẫn với Luật thanh tra, Luật Kiểm toán...” – đại diện Tổng cục Thuế cho hay.

Nói thêm về tranh luận “quýt làm, cam chịu”, ông Thành Xuân Lý - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Thuế cho rằng khiếu nại khiếu kiện là vấn đề bình thường. Theo ông Lý, từ năm 2013-2017 đã có 250 vụ kiện hành chính về thuế, trong đó số vụ kiện phát sinh từ kiến nghị kết luận của thanh tra Chính phủ là 1 vụ và từ kết luận của Kiểm toán Nhà nước là 11 vụ.

Ông Lý nêu ví dụ, hiện đã có 6 vụ kiện tại Đắk Lắk tòa tuyên doanh nghiệp thắng vì tòa kết luận cơ quan thuế ra quyết định trên cơ sở kiến nghị kiểm toán, không đánh giá kiểm tra thì không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Hay vụ việc xảy ra tại Chi cục Thuế quận 3, TP.HCM, theo ông Lý, sau khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc thì đã kiến nghị doanh nghiệp phải nộp bổ sung số thuế 60 tỷ đồng. Vụ việc này sau đó được đưa ra tòa nhưng xử lý từ năm 2013 cho đến nay vẫn chưa xong.

“Về cơ bản trong quá trình kiểm toán hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã có đóng góp hữu ích, giúp thu thuế hiệu quả nhưng vẫn có sự áp dụng chưa đồng nhất quy định Pháp Luật, quan điểm xử lý có thể khác nhau dẫn đến sự phối hợp chưa đồng nhất” – ông Thành Xuân Lý nói.

“Có sự tồn tại như thế nên dự thảo muốn sửa đổi. Chúng ta là người ra quyết định phải có cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quản lý được người nộp thuế, đảm bảo sự thi hành Pháp Luật của thuế chính xác, tránh khiếu kiện kéo dài. Bởi ngoài việc thất thu, phát sinh trách nhiệm bồi thường thì chúng tôi cũng muốn rõ ràng”, ông Thành Xuân Lý nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9628
  1. Quy định không được bán bia trên Internet là trái Luật?
  2. Sửa Luật Giáo dục đảm bảo tính toàn diện và chất lượng
  3. Doanh nghiệp FDI khai lỗ triền miên nhưng vẫn mở rộng sản xuất
  4. Không để chính sách về thuế bị lạm dụng, phát sinh tiêu cực
  5. Ngân hàng có nên cung cấp số dư tài khoản cho ngành thuế?
  6. Hàng loạt doanh nghiệp lớn bị nêu tên tại nghị trường Quốc hội
  7. Thuế đòi cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng: Có được đồng nào lộ hết
  8. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
  9. ĐBQH yêu cầu Bộ GDvàĐT rút kinh nghiệm vì lấy học sinh làm... ‘chuột bạch’
  10. Xin ý kiến xử lý tài sản bất minh: Không phương án nào quá bán
  11. Cử tri hỏi bao nhiêu đại biểu dân cử có công ty “sân sau”, chống lưng cho doanh nghiệp?
  12. Xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý: 31 ĐBQH không nêu chính kiến
  13. Đại biểu đề xuất: Xong lớp 9 có thể liên thông vào đại học?
  14. Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước là bí mật
  15. Kỳ họp Quốc hội: Cần nâng trình độ đào tạo giáo viên mầm non
  16. Luật Giáo dục có bỏ quên học sinh khuyết tật?
  17. Cử tri muốn biết bao nhiêu đại biểu dân cử có công ty ‘sân sau’
  18. Chi ngân sách 2019: Ưu tiên Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
  19. Tiếp công dân đừng thể hiện quan cách
  20. Hôm nay 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
  21. Các dự án đầu tư công lĩnh vực giao thông: Triển khai rất chậm
Video và Bài nổi bật