Quy định không được bán bia trên Internet là trái Luật?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thảo luận tại hội trường sáng nay (16/11) về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) cho rằng: nếu quy định không được bán bia trên Internet là trái với Luật Đầu tư, Luật Thương Mại (điều 10), trái với chủ trương của Chính phủ.
Quy định không được bán bia trên Internet là trái Luật?
Đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo trách nhiệm với đất nước, có dự thảo Luật tốt trình Quốc hội, đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Luật, song đại biểu Trần Quang Chiểu cũng cho rằng, cơ quan soạn thảo cần có những biện pháp và chế tài mạnh mẽ hơn bổ sung vào dự thảo Luật nhằm kiểm soát việc sản xuất rượu không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng; kiểm soát việc sử dụng rượu bia quá mức, thiếu văn hóa, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng.

Về nội dung dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu lưu ý cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra: rượu và bia là 2 sản phẩm hàng hóa hoàn toàn khác nhau và chịu sự điều chỉnh hệ thống Pháp Luật khác nhau.

Do vậy, không nên đồng nhất giữa rượu và bia để đưa ra các biện pháp, chế tài giống nhau - trái với Pháp Luật hiện hành.

Ví dụ: khoản 3 điều 20 dự thảo Luật quy định, không được bán rượu, bia trên mạng Internet. Quy định như trên chỉ áp dụng đối với rượu vì rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Còn quy định đối với bia không được bán hàng trên mạng Internet là trái với Pháp Luật hiện hành.

Theo Luật Đầu tư năm 2014, bia không phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do vậy bia phải được đối xử bình đẳng so với các loại hàng hóa khác kinh doanh không có điều kiện, trong đó có quyền bán trên internet.

“Nếu quy định không được bán bia trên Internet là trái với Luật Đầu tư, Luật Thương Mại (điều 10), trái với chủ trương của Chính phủ.

Tôi lo ngại, nếu đồng nhất rượu, bia để quy định như trên sẽ tạo ra phản ứng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước và các tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam không nhất quán trong chính sách, từ đó ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư và chỉ số cạnh tranh của Việt Nam” – đại biểu Trần Quang Chiểu cho hay.

Về tên gọi của Luật, đại biểu Trần Quang Chiểu cho rằng: Nếu tên gọi là Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chẳng khác nào khẳng định rượu và bia hoàn toàn có hại, từ đó gây ra hiểu lầm không đáng có.

Trên thực tế, tác hại là do sử dụng quá liều lượng và sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Cũng theo đại biểu, hiện nay trên thế giới và ngay trong thị trường trong nước có những sản phẩm có cồn, có nồng độ tương đương với bia song không đăng ký là bia.

Nếu luật chỉ điều chỉnh với rượu và bia chưa bao quát hết thực tiễn diễn ra và mục đích của Luật khi ban hành.

Do đó, tên gọi của Luật cần bao quát thực tiễn, dễ hiểu, phản ánh đúng bản chất nội dung của Luật. “Theo tôi, tên luật là “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn” hoặc “Luật Phòng, chống tác hại lạ‌m dụn‌g đồ uống có cồn”” – đại biểu Trần Quang Chiểu nêu quan điểm.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9628
  1. Tránh tình trạng ‘vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung’
  2. Sửa Luật Giáo dục đảm bảo tính toàn diện và chất lượng
  3. Doanh nghiệp FDI khai lỗ triền miên nhưng vẫn mở rộng sản xuất
  4. Không để chính sách về thuế bị lạm dụng, phát sinh tiêu cực
  5. Ngân hàng có nên cung cấp số dư tài khoản cho ngành thuế?
  6. Hàng loạt doanh nghiệp lớn bị nêu tên tại nghị trường Quốc hội
  7. Thuế đòi cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng: Có được đồng nào lộ hết
  8. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
  9. ĐBQH yêu cầu Bộ GDvàĐT rút kinh nghiệm vì lấy học sinh làm... ‘chuột bạch’
  10. Xin ý kiến xử lý tài sản bất minh: Không phương án nào quá bán
  11. Cử tri hỏi bao nhiêu đại biểu dân cử có công ty “sân sau”, chống lưng cho doanh nghiệp?
  12. Xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý: 31 ĐBQH không nêu chính kiến
  13. Đại biểu đề xuất: Xong lớp 9 có thể liên thông vào đại học?
  14. Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước là bí mật
  15. Kỳ họp Quốc hội: Cần nâng trình độ đào tạo giáo viên mầm non
  16. Luật Giáo dục có bỏ quên học sinh khuyết tật?
  17. Cử tri muốn biết bao nhiêu đại biểu dân cử có công ty ‘sân sau’
  18. Chi ngân sách 2019: Ưu tiên Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
  19. Tiếp công dân đừng thể hiện quan cách
  20. Hôm nay 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
  21. Các dự án đầu tư công lĩnh vực giao thông: Triển khai rất chậm
Video và Bài nổi bật