Đối thoại Mỹ - Trung: ‘Nắn gân’ để ‘cùng có lợi’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bối cảnh tấn công ngoại giao chống Bắc Kinh, chính quyền Mỹ đón tiếp hai viên chức cao cấp của Trung Quốc trong ngày 9/11.
Đối thoại Mỹ - Trung: ‘Nắn gân’ để ‘cùng có lợi’
Mặc dù vấn đề an ninh là trọng tâm của đối thoại, nhưng vấn đề thương mại lại là tâm điểm của những căng thẳng hiện nay giữa hai nền kinh tế đầu tàu thế giới..

Kết quả cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh Mỹ - Trung lần thứ hai có thể cho phép suy đoán liệu hai bên có tìm được sự đồng thuận xuống thang chiến tranh thương mại hay chưa, trong bối cảnh cuộc gặp Trump - Tập dự kiến sẽ diễn ra tại Argentina vào cuối tháng này.

quan hệ “nước sôi lửa bỏng”

Đây là cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh Mỹ - Trung lần thứ hai (lần đầu vào tháng 6/2017), trong tiến trình vực dậy quan hệ song phương, theo quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong cuộc hội kiến lần đầu vào tháng 4/2017 tại Florida, vốn được tân chủ nhân Nhà Trắng xem là “cơ sở của mối quan hệ thân hữu” với lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng từ đó đến nay, quan hệ hai nước lại bước vào "dầu sôi lửa bỏng".

Mặc dù vấn đề an ninh là trọng tâm của đối thoại, nhưng vấn đề thương mại lại là tâm điểm của những căng thẳng hiện nay giữa hai nền kinh tế đầu tàu thế giới.. (Nguồn: AFP)" style="box-sizing: border-box; user-select: auto !important; border: none; ">

Ông Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc và tấn công trên nhiều mặt trận khác: Tố cáo Bắc Kinh đánh cắp kỹ thuật công nghệ, bành trướng quân sự, đàn áp các quyền tự do của công dân và các sắc dân thiểu số. Trung Quốc còn bị tố “can thiệp vào bầu cử” để "triệt hạ" Tổng thống Trump.

Song song với các biện pháp áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Mỹ giáng đòn trừng phạt- “phong tỏa ngoại hối, cấm giao dịch qua ngân hàng Mỹ, tịch biên tài sản…” đối với Cục quản lý phát triển vũ khí Trung Quốc, một đơn vị chủ chốt của quân đội và Cục trưởng Lý Thượng Phúc, vì mua vũ khí của Nga. Hệ quả là cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh lần hai, lẽ ra phải được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 10, đã bị hoãn lại.

Mặc dù vấn đề an ninh là trọng tâm của đối thoại, nhưng vấn đề thương mại lại là tâm điểm của những căng thẳng hiện nay giữa hai nền kinh tế đầu tàu thế giới.

Hai quan chức cấp cao Trung Quốc đã nhân cơ hội này cảnh báo công khai rằng, thương chiến hiện nay sẽ làm tổn thương cả hai bên, cũng như nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi để ngỏ các kênh liên lạc để giải quyết cuộc chiến vốn khiến các thị trường tài chính toàn cầu bất an. "Cánh cửa đàm phán vẫn để ngỏ", Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói, đồng thời nhắc khéo rằng hai bên đã thành công vượt qua những khó khăn trước đây trong mối quan hệ kinh tế và thương mại. Trong khi đó, về phía Mỹ, Ngoại trưởng Pompeo lại tránh đề cập vấn đề này.

“Cánh cửa đàm phán vẫn để ngỏ"

Theo AFP, cuộc họp này có thể xem là tín hiệu “hạ nhiệt”. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Brandstad tuyên bố muốn có quan hệ “xây dựng” với Trung Quốc và “hướng về tương lai”. Mỹ không tìm cách “ngăn chặn Trung Quốc”, nhưng muốn đối tác phải ứng xử “công bằng và có qua có lại”. Trong khi đó, cố vấn hàng đầu của Trump, Peter Navarro, tuyên bố sẽ gây sức ép với Trung Quốc về thương mại.

Navarro, người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng và được biết đến với quan điểm kinh tế cứng rắn của mình, đã cáo buộc Bắc Kinh chỉ hứa "suông" với các thời tổng thống Mỹ trước đây, đồng thời cảnh báo Trump không lùi bước.

"Họ muốn kéo chúng ta vào bàn đàm phán, nghe có vẻ hợp lý, nhưng họ lại chỉ muốn nói theo cách của họ", ông Navarro bình luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. "Làm sao bạn có thể đạt được thỏa thuận với ai đó khi họ không thừa nhận những quan ngại của bạn?, ông Navarro lên giọng, đồng thời cho rằng cần chấm dứt các "hoạt động ngoại giao con thoi" về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay, theo Politico.

Theo chuyên gia Mathieu Duchâtel, đặc trách châu Á của Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc là nhằm xóa bỏ chính sách ngoại giao mà hai nước xây dựng trong thời Obama. Hải quân Trung Quốc không được mời tham gia các cuộc tập trận lớn giữa Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương. Những sự kiện này khiến Bắc Kinh lo ngại rằng chiến tranh thương mại chỉ là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Washington nhằm đối đầu với Trung Quốc.

Hiện không rõ liệu Bắc Kinh sẽ ký với Washington một “hiệp định thương mại lớn” như Trump tuyên bố một cách lạc quan hay không và liệu Bắc Kinh sẽ dịu với Washington không và nếu có thì dịu tới đâu. (Nguồn: Getty Images)

Hiện không rõ liệu Bắc Kinh sẽ ký với Washington một “hiệp định thương mại lớn” như Trump tuyên bố một cách lạc quan hay không và liệu Bắc Kinh sẽ dịu với Washington không và nếu có thì dịu tới đâu. Tuy nhiên, cuộc họp giữa hai bên lần này được cho là nhằm kiềm chế tổn hại của mối quan hệ giữa hai bên, đã xấu đi nhiều trong vài tháng qua, và để mở đường cho cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng này.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để Mỹ - Trung thảo luận các vấn đề nổi cộm trong quan hệ song phương. Về vấn đề Đài Loan, Trung Quốc dứt khoát xem là chuyện nội bộ. Tuy nhiên, trên vấn đề này, Bắc Kinh tỏ ra muốn hợp tác với Mỹ “trong tinh thần đôi bên cùng có lợi” để tránh đụng độ.

Liên quan đến vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Mike Pompeo kêu gọi Bắc Kinh duy trì áp lực lên chính quyền Bình Nhưỡng, hợp tác với Washington nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt Triều Tiên cho tới khi nào quốc gia này bãi bỏ hoàn toàn các chương trình hạt nhân. Đáp lời, Ngoại trưởng Trung Quốc nhắc lại lập trường của Bắc Kinh về ủng hộ công cuộc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật